Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Vùng cao khởi sắc

Minh Thu - 08:36, 22/12/2023

Những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.

Việc chuyển đổi cây trồng đã giúp bà con ở xã Bắc Sơn có thêm thu nhập ổn định.
Việc chuyển đổi cây trồng đã giúp bà con ở xã Bắc Sơn có thêm thu nhập ổn định.

Từ nhiều năm nay, đồng bào DTTS ở huyện Bác Ái đã chăn nuôi gia súc, tuy nhiên chỉ mang tính chất tự phát và nhỏ lẻ, ít kiến thức chăm sóc, phòng bệnh nên năng suất chưa cao. Gần ba năm qua, được hỗ trợ vay vốn, kiến thức chăm sóc, xây dựng chuồng trại, phòng bệnh từ chính quyền địa phương, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bác Ái đã mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc, tăng thêm thu nhập.

Tận dụng lợi thế dưới tán rừng, nhận thấy hiệu quả của mô hình chăn bò nên rất nhiều người đã mạnh dạn vay vốn mua bò sinh sản. Như gia đình ông Ka-tơ Đống, ở thôn Chà Đung, xã Phước Thắng đã vay vốn chăn nuôi bò. Hiện gia đình ông đã có 40 con bò và gần 50 con dê.

Hay như gia đình chị Katơr Thị Nanh, nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn vay và hướng dẫn kiến thức chăm sóc bò nay cuộc sống của gia đình chị Nanh đã có nhiều đổi thay. Bằng sự chăm chỉ, cần cù và ý chí muốn thoát nghèo, chị Nanh đã mua 2 con bò sinh sản, đến nay số lượng bò của gia đình chị đã tăng lên 6 con. Gia đình chị tiếp tục bán bò để lấy vốn đầu tư trồng 20.000m2 cây mì. Số tiền thu được từ việc chăn nuôi sản xuất đã giúp gia đình chị Nanh có thể sửa sang lại căn nhà khang trang hơn.

Việc hỗ trợ tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ DTTS đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Việc hỗ trợ tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ DTTS đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Đến nay tổng đàn gia súc có sừng trên địa bàn huyện Bác Ái là trên 18.400 con, trong đó số lượng bò là gần 15.150 con, 1.000 con trâu và gần 2.300 con dê, cừu (đa số là dê). Chủ trương của địa phương là thúc đẩy các hộ đồng bào DTTS chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó, huyện Bác Ái cũng chú trọng hướng dẫn người dân trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi, chuyển đổi con giống. Đồng thời tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh trên gia súc và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tương tự, huyện Thuận Bắc có 6 xã với gần 70% dân số là đồng bào DTTS. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn do đất đai khô cằn và khí hậu nắng hạn. Thực hiện chính sách dân tộc, chính quyền địa phương đã quan tâm, động viên người dân đổi mới cách sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả.

Nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu, bà con nơi đây đã có thể khai thác 2 vụ mùa/năm. Bên cạnh việc lựa chọn các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng như đậu xanh, bắp lai… người dân còn trồng xen canh các loại cây ăn quả để tăng sản lượng. Bên cạnh việc mở rộng quy mô canh tác đất nông nghiệp, bà con còn được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn và kiến thức chăn nuôi theo các mô hình như: gà thả vườn, nuôi heo đen sinh sản…

Nông dân huyện Bác Ái phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững.
Nông dân huyện Bác Ái phát triển chăn nuôi gia súc

Ông Mang Bằng, ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn cho biết, nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của chính quyền, gia đình ông đã chuyển 1 sào lúa sang trồng cây măng tây xanh. Nhờ được UBND huyện liên kết với các doanh nghiệp để lo đầu ra cho sản phẩm, nay mỗi ngày vựa măng tây xanh của ông cho thu hoạch từ 3 - 4kg, được bán với giá ổn định 50.000 đồng/kg.

Chị Thị Dằn, thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn chia sẻ, trước đây gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã Bắc Sơn. Nay được chính quyền hỗ trợ 6 con dê sinh sản, chị Dằn vay thêm vốn để xây dựng chuồng trại, trồng thêm cỏ làm nguồn thức ăn cho dê. Hiện nay đàn dê của gia đình tăng trưởng tốt, nguồn thu nhập từ việc bán dê giúp gia đình chị Dằn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Thuận Bắc đã hỗ trợ trên 1,175 tỷ đồng cho các địa phương triển khai mô hình nuôi dê sinh sản; hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ cho các hộ dân ở xã Phước Kháng, Bắc Sơn, Phước Chiến, Lợi Hải với kinh phí 2,750 tỷ đồng. Huyện cũng đầu tư 1,19 tỷ đồng để tu sửa 3 công trình hệ thống thủy lợi và hỗ trợ 923 triệu đồng để thực hiện Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm người lao động vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó địa phương cũng đầu tư 1,220 tỷ đồng cho việc thực hiện Dự án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phước Chiến.

Bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết: Những năm vừa qua, tỉnh Ninh Thuận luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển vùng đồng bào DTTS bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng cao phát triển; kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt được tiếp tục đầu tư, góp phần thay đổi diện mạo vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.