Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS từ kinh tế rừng: Giải bài toán rừng chưa có chủ (Bài 2)

Sỹ Hào - 21:05, 31/03/2024

Trong khi nhiều hộ gia đình DTTS sống gần rừng không có (hoặc thiếu đất sản xuất) thì hiện vẫn còn khoảng 3,4 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng, chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý. Tình trạng rừng chưa có chủ, thậm chí để đất trống, đồi trọc vừa lãng phí tài nguyên rừng và đất rừng, đồng thời là rào cản trong việc triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt trong sản xuất lâm nghiệp. (Trong ảnh: Nhân dân xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trồng chè trên đất đồi góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững).
Đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt trong sản xuất lâm nghiệp. (Trong ảnh: Nhân dân xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trồng chè trên đất đồi góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững).

Lãng phí tài nguyên

Tại Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới” được tổ chức ngày 27/2/2024, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chủ rừng Việt Nam, đã đưa ra những thông số đáng suy ngẫm về diện tích rừng chưa được giao cho các chủ thể để phát triển kinh tế lâm nghiệp - là diện tích mà ông Ngãi tạm gọi là rừng chưa có chủ. Theo đó, cả nước hiện có 3.422.190ha rừng chưa giao, đang tạm giao UBND cấp xã quản lý.

“Hầu hết diện tích rừng này nằm ở vùng sâu, vùng xa; nhiều diện tích đang để hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích ngoài lâm nghiệp; nhiều nơi bị lấn chiếm, một số nơi có xung đột, tranh chấp”, ông Ngãi khẳng định.

Dẫn chứng cho nhận định này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chủ rừng Việt Nam đưa ra số liệu điều tra sơ bộ về diện tích rừng do UBND cấp xã đang quản lý tại 5 tỉnh: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Nam, Đăk Lăk, Tây Ninh. Tại các địa phương này, rất nhiều diện tích rừng, đất rừng là rừng nghèo kiệt hoặc đang được sử dụng cho mục đích ngoài lâm nghiệp, hoặc để đất trống.

Việc hàng triệu ha rừng ở trong tình trạng nghèo kiệt, thậm chí vẫn còn là đất trống đồi trọc là rất lãng phí. Do đó, Nhà nước có cơ chế chính sách đẩy nhanh việc giao đất giao rừng để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chủ rừng Việt Nam

Đơn cử tại tại Thái Nguyên, theo ông Ngãi, toàn tỉnh này hiện có 100.292ha rừng, đất rừng đang tạm giao UBND cấp xã thì có tới 35.264ha không có rừng. Còn tại Tuyên Quang, toàn tỉnh có 257.010ha rừng, đất rừng đang do UBNS xã quản lý. Thì 50% diện tích là rừng tự nhiên, 40% diện tích là rừng trồng, 3% diện tích là đất trống, 6% trồng cây nông nghiệp và 1% sử dụng vào mục đích khác. Tại Đăk Lăk có 98.751ha rừng do UBND cấp xã quản lý thì có tới 48.600ha là rừng nghèo kiệt.

“Hầu hết các địa phương chưa có phương án hoặc không có kế hoạch sử dụng đối tượng rừng và đất rừng này. Đây là một dư địa tiềm năng lớn của ngành Lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS nói chung”, ông Ngãi khẳng định.

Theo ông Ngãi, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn 3,4 triệu ha rừng, đất rừng hiện đang tạm giao UBND cấp xã quản lý sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS. Ông đề xuất cần xây dựng và tổ chức thực hiện một chương trình phục hồi 3,4 triệu ha rừng này theo phương thức hợp tác quản lý phù hợp cho từng loại rừng; trong đó chú trọng giao đất, giao rừng cho cộng đồng để thực hiện quản lý rừng cộng đồng; giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân để tạo sinh kế bền vững.

Sử dụng hiệu quả quỹ đất

Thực tế cho thấy, diện tích rừng, đất rừng hiện đang tạm giao UBND cấp xã quản lý cần được khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng, từ đó nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Đồng thời, đây cũng là quỹ đất cần được sử dụng để giải quyết tình trạng không có, hoặc thiếu đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đơn cử tại Tuyên Quang, theo thống kê, hiện còn hàng nghìn hộ gia đình DTTS không có hoặc thiếu đất sản xuất. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, do xác định không còn quỹ đất, tỉnh Tuyên Quang chỉ thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 213 và hỗ trợ 11.054 hộ thiếu đất sản xuất bằng hình thức chuyển đổi nghề (trong đó có một bộ phận thực sự có nhu cầu chuyển đổi nghề).

Trong khi đó, toàn tỉnh vẫn còn 3% trong tổng diện tích 257.010ha rừng, đất rừng (tương ứng khoảng 7.710,3ha) đang do UBNS xã quản lý là đất trống. Nếu diện tích đất trống này được lập kế hoạch để giao đất, giao rừng thì việc giải bài toán thiếu đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn khả thi.

Trong khi tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra ở một bộ phận đồng bào DTTS thì vẫn còn một diện tích đất hoang hóa, sử dụng ngoài mục đích lâm nghiệp. (Ảnh minh họa)
Trong khi tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra ở một bộ phận đồng bào DTTS thì vẫn còn một diện tích đất hoang hóa, sử dụng ngoài mục đích lâm nghiệp. (Ảnh minh họa)

Cũng như Tuyên Quang, các địa phương có diện tích đất hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích ngoài lâm nghiệp đang do UBND cấp xã quản lý cần đẩy mạnh giao đất, giao rừng để khai thác tối đa nguồn lực đất đai, đồng thời giải quyết vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS. Điều này cũng phù hợp với quy định mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024.

Theo ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam – nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT, trong Luật Đất đai (sửa đổi), nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê; với đất lâm nghiệp thì đó là đất chưa có rừng sau khai thác trắng hoặc đất trống, đồi núi trọc, núi đá,… được quy hoạch cho phát triển rừng bằng biện pháp trồng rừng mới, trồng tái canh hoặc khoanh nuôi tái sinh.

“Đây là quy định mới so với Luật Đất đai 2013. Quy định này khắc phục được thực trạng thống kê, quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp thiếu nhất quán hiện nay, là cơ sở để phát triển lâm nghiệp một cách bền vững hơn”, ông Tuấn cho biết.

Việc quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích hơn 3,4 triệu ha rừng, đất rừng đang do UBND cấp xã quản lý, trong đó chú trọng công tác giao rừng, đất rừng sẽ là một trong những nhiệm vụ để đưa Luật Đất đai (sửa đổi) vào thực tiễn. Cùng với đó, theo TS. Nguyễn Văn Tiến – nguyên Vụ trưởng Vụ NN&PTNT (Ban Kinh tế Trung ương), Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương cần quản lý hiệu quả quỹ đất có nguồn gốc nông, lâm trường, trong đó chú trọng công tác sắp xếp, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất tại các công ty nông, lâm nghiệp hiện nay.

“Đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt trong sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay chưa cao, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người trồng rừng, bảo vệ rừng. Do đó cần sửa đổi cơ chế, chính sách sử dụng linh hoạt, hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp, theo nhu cầu của thị trường, nâng hiệu quả sử dụng đất, thu nhập, đời sống của người trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái”, ông Tiến nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 14:16, 23/11/2024
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 13:46, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 09:40, 23/11/2024
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 09:38, 23/11/2024
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.