Mấy mươi năm qua, nghệ nhân Ksor Siơh (làng Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai) vẫn giữ nguyên vẹn tình yêu như máu thịt đối với cồng chiêng của dân tộc mình. Thời niên thiếu của ông là những đêm bập bùng cùng lửa, say mê cùng nhịp ching chiêng và chuếnh choáng với men rượu cần. Những đêm hội ấy kéo ông gần hơn với cồng chiêng, với văn hóa tộc người mình, với niềm say mê không gì cưỡng nổi.
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa cổ truyền đã dần bị mai một bản sắc. Rất may, vẫn còn đó những nghệ nhân, già làng tâm huyết níu giữ những giá trị văn hóa còn lại của cha ông.
Từ cao nguyên Đà Lạt, tôi hạ sơn, vượt rừng đến với vùng sâu chiến khu Anh Dũng xưa. Dừng chân tại palay (làng) của người Raglai ở vùng đất Ma Nới, Ninh Sơn (Ninh Thuận) khi không gian sơn cước đã sẫm màn sương chiều.
Đã có lúc, những biến cố về vật chất lẫn tinh thần liên tục ập đến khiến Nghệ nhân Ưu tú Trần Rí (sinh năm 1946, thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) băn khoăn: hay bỏ nghiệp hát nhạc truyền thống, hát Bài Chòi để rẽ sang hướng khác? Nhưng rồi ngừng hát một ngày, lòng ông lại bứt rứt không yên bởi niềm đam mê đã ngấm vào máu từ thuở thiếu thời. Dành trọn đời để truyền dạy, biểu diễn, phát huy, gìn giữ môn nghệ thuật bình dân đặc biệt này nên ông được tỉnh Khánh Hòa đánh giá là “báu vật sống của Bài Chòi”.
Nghệ nhân Cill Mup Ha Bông, người Cil (thuộc dân tộc Cơ-ho) ở thôn Bnơ C, xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng và nhiều nghệ nhân nức tiếng ở Lâm Đồng tâm tình rằng, nghề thổ cẩm trong thời kỳ hội nhập cũng cần có những nét sáng tạo mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhưng tuyệt đối không đánh mất nét đặc trưng của sản phẩm.
Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Ở tuổi 78, cái tuổi “gần đất xa trời” nhưng ông Kôn Hưm (sinh năm 1940), trú tại bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài sưu tầm và chế tác các loại nhạc cụ dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Pa cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà-ôi) cho các thế hệ tương lai.
Hàng nghìn nghệ nhân đang ngày đêm âm thầm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Theo thống kê của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hơn 75,3% nghệ nhân đang ở tuổi “xưa nay hiếm”. Có những nghệ nhân một đời cống hiến đã về với tổ tiên khi chưa nhận được sự tri ân của nghề.
Năm nay đã bước sang tuổi 62 nhưng ông Bh’ling Argưnl, dân tộc Cơ-tu ở thôn Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang (Quảng nam) vẫn còn nhiệt huyết với công việc bảo tồn văn hóa dân tộc. những nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình ông đều sử dụng thành thạo để biểu diễn. Ông còn chịu khó tìm tòi, chế tác nhạc cụ nhằm truyền dạy lại cho lớp trẻ.
Ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một phụ nữ người Cơ-tu tên là Alăng Thị Nhá (64 tuổi) chơi đàn h’jưl rất hay. Bà cũng có giọng hát dân ca mượt mà, sâu lắng.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Khi nhắc tới đàn Tính tẩu trên mảnh đất Điện Biên anh hùng không thể không nhắc tới nghệ nhân Mào Văn Ết, người có thâm niên chế tác đàn Tính tẩu giỏi có tiếng ở vùng Tây Bắc.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Nghệ nhân Mã Trung Trực, dân tộc Tày ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sinh ra trong một gia đình có ông bà, bố mẹ đều hát Then, đàn Tính.
Say mê các loại nhạc cụ dân tộc M’nông từ nhỏ, những năm gần đây, dù tuổi đã cao nghệ nhân Y K’Rang (bon Pi Nao, thuộc thôn 5, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) vẫn dành thời gian, tâm huyết của mình để trình diễn, phổ biến các loại kèn, sáo trong những buổi lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không chỉ đam mê thổi kèn, sáo mà già Y K’Rang còn là một nghệ nhân có biệt tài thẩm âm, chỉnh sửa, chế tác các loại kèn, sáo từng bị mai một, thất truyền, góp phần lưu giữ, phổ biến loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Nghệ nhân văn hóa là những nghệ sĩ tài hoa, là “Pho sử sống về văn hóa” bởi họ nắm giữ cả kho tàng di sản văn hóa dân gian đồ sộ của cộng đồng, của dân tộc.
Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang hội tụ hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành trong cả nước về giới thiệu, trình diễn các nghi lễ, làn điệu, âm nhạc Then đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền.
Gặp nghệ nhân Phù Thị Thiên trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2018) tại Hà Nội, chị kể lại “duyên nợ” với nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Là người nắm giữ di sản hát then cổ, trong suốt 30 năm qua, nghệ nhân Nông Thị Lìm, dân tộc Tày ở thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã kiên nhẫn học hỏi và khổ luyện để hát được tất cả các bài hát nghi lễ theo lối truyền khẩu và thông thạo quy trình làm các lễ cúng vòng đời của người Tày.
Được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” (NNƯT), đó là niềm vinh dự, tự hào cũng là sự động viên to lớn về mặt tinh thần đối với những người nắm giữ hồn cốt dân gian, những “báu vật sống” của buôn làng.