Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Trương Đình Chiếu và cái duyên với đàn đá

Lê Hường - 10:29, 29/06/2020

Không phải ai cũng có thể được xem ông biểu diễn, bởi ông chỉ biểu diễn cho người nghèo, người tàn tật nghe hoặc biểu diễn ở những sân khấu từ thiện. Ông luôn mong muốn giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh éo leo, mảnh đời bất hạnh. Ông là nghệ nhân Trương Đình Chiếu, người biết chơi 100 loại nhạc cụ, biết phối khí cùng lúc 10 loại nhạc cụ khác nhau, trong đó có đàn đá.

Nghệ nhân Trương Đình Chiếu biểu diễn đàn đá
Nghệ nhân Trương Đình Chiếu biểu diễn đàn đá

Không phải ai cũng có thể được xem ông biểu diễn, bởi ông chỉ biểu diễn cho người nghèo, người tàn tật nghe hoặc biểu diễn ở những sân khấu từ thiện. Ông luôn mong muốn giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh éo leo, mảnh đời bất hạnh. Ông là nghệ nhân Trương Đình Chiếu, người biết chơi 100 loại nhạc cụ, biết phối khí cùng lúc 10 loại nhạc cụ khác nhau, trong đó có đàn đá.

Nghệ nhân Trương Đình Chiếu (sinh năm 1962) sinh ra và lớn lên ở TP. Hồ Chí Minh. Nguyên là Trung úy ngành Công an, nhưng từ nhỏ nghệ nhân Trương Đình Chiếu đã mê chơi đàn, nên được gia đình tạo điều kiện cho đi học tại nhạc viện. Do đó, 6 tuổi ông đã bắt đầu đi biểu diễn piano. 

Với tài năng âm nhạc thiên bẩm cùng sự kiên trì rèn luyện, ông không chỉ giỏi đàn piano mà còn luyện tập và có thể chơi được 100 loại nhạc cụ và phối khí cùng lúc 10 loại nhạc cụ khác nhau. Năm 2012, nghệ nhân Trương Đình Chiếu được Trung tâm UNESCO Văn hóa thông tin truyền thông công nhận là người có thể biểu diễn nhiều nhạc cụ cùng một lúc nhất Việt Nam.

Theo nghệ nhân Trương Đình Chiếu, tuy biết nhiều loại nhạc nhưng ông đặc biệt tâm huyết với âm nhạc dân tộc. Để thỏa niềm đam mê với âm nhạc dân tộc, trong đó, ông đã chuyên tâm tìm hiểu nhiều hơn về đàn đá. Hơn 10 năm qua, ông rong ruổi mọi miền đất nước để tìm kiếm các loại đá phát ra âm thanh để chế tác thành nhạc cụ đàn đá. 

“Năm 2017, tôi đã có duyên gặp gỡ những cụm đá cây phát ra âm thanh độc đáo trong rẫy của người dân huyện Bù Đăng (Bình Phước). Tôi đã mua về nghiên cứu và chế tác bộ đàn đá đầu tiên, với trọng lượng 3 tấn và đem tặng Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh”, nghệ nhân chia sẻ.

Từ đó đến nay, nghệ nhân Trương Đình Chiếu đã chế tác thành công 58 bộ đàn đá. Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc và lan tỏa đến cộng đồng, ông đã tặng tất cả những bộ đàn đá mình chế tác đến nhiều địa phương trong cả nước. Cụ thể, 24 bộ đàn đá mỗi bộ nặng 100kg đã được ông tặng cho 24 nhà thiếu nhi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; 30 bộ tặng cho các trường học; bộ đàn đá 5 tấn tặng Thiền viện Trúc lâm Phương Nam (TP. Cần Thơ).

Đặc biệt, ông đã tặng 3 bộ đàn đá cho Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo (Bình Phước), trong đó có bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam hiện nay. Bộ đàn đá này gồm 20 thanh đá, thanh nhẹ nhất có trọng lượng 250kg, thanh nặng nhất 400kg. Để diễn tấu bộ đàn đá này phải cần 4 người đánh cùng lúc. Đầu năm 2020, nghệ nhân Trương Đình Chiếu còn hướng dẫn, dạy miễn phí cách đánh đàn đá cho 12 thanh niên đồng bào X’tiêng tại sóc Bom Bo. Đến nay, các học viên đã có thể đánh thành thạo bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” bằng nhạc cụ đàn đá. 

“Tôi cho rằng, mọi sự diễn ra đều phải hữu duyên, tôi có duyên với đá và bắt đầu từ những hòn đá kêu của nông dân tỉnh Bình Phước. Tôi mến con người và yêu văn hóa truyền thống của đồng bào ở đây”, nghệ nhân Trương Đình Chiếu bộc bạch.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Quản lý Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo đánh giá: Những bộ đàn đá nghệ nhân Trương Đình Chiếu tặng đang góp phần tạo thêm điểm nhấn cho khu bảo tồn. Từ khi đưa vào sử dụng, bộ đàn đá nặng kỷ lục này đã thu hút du khách mọi miền tới thăm quan, tìm hiểu về mảnh đất lịch sử Bom Bo nhiều hơn. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Kinh tế - Minh Thu - 06:59, 26/07/2024
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh lại tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” làm kinh tế. Không chỉ làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng quê hương, những thương binh, bệnh binh còn khẳng định ý chí, quyết tâm “tàn nhưng không phế”.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.