Từ việc yêu thích chơi nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân trẻ Rơ Châm Khánh (sinh năm 1989, hiện làm việc tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã mày mò nghiên cứu, chế tác hơn 30 nhạc cụ dân tộc mang hơi thở mới của cuộc sống đương đại, như: đàn đá, T’rưng, chuông gió, krông put, sáo… Gần 10 năm qua, anh đã xuất ra thị trường nhiều loại nhạc cụ dân tộc, góp phần bảo tồn và phát triển âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hiện đại.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống Mnông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk) và cấp 11 bộ trang phục truyền thống Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho nghệ nhân buôn Cuah A, (xã Yang Reh, huyện Krông Bông).
Sắc màu 54 -
Vĩ Đức - Ngân Nhi -
16:05, 03/08/2021 Hơn 40 năm qua, với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, tránh nguy cơ bị mai một, ông Hà Xuân Tiến, thôn Hả Trong, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao cho thế hệ trẻ.
Ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái), Nghệ nhân Ưu tú Đặng Nho Vượng (tên tiếng Dao là Tặng Ỳ Voảng) được cộng đồng tôn trọng và nhìn nhận như là bảo tàng sống về văn hóa dân tộc Dao. Bởi ông có nhiều biệt tài như hát, múa, thổi kèn, thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao… Đặc biệt, với nhạc cụ sáo “tôm ông dạt” của người xưa, ông có thể thổi cùng lúc hai cây sáo bằng lỗ mũi.
Bộ VHTTDL vừa đăng tải danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể để lấy ý kiến trước khi trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Dưới hiên ngôi nhà sàn mái đá đen hướng ra mặt hồ Nậm Lay xanh ngắt, ngày ngày vẫn vang lên lời Then của nghệ nhân Vàng Văn Thức làm say đắm lòng người. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn say sưa chép, hát và trao truyền tình yêu hát Then cho người con trai út của mình và nhiều thế hệ trẻ trong cộng đồng người Thái ở Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
“Mẹ là tượng đài trong trái tim chúng con, là tấm gương ngời sáng về tình nhân ái, đức hi sinh, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu. Cả đời mẹ tần tảo vượt qua biết bao gian khó để chúng con có ngày hôm nay. Con tự hào được làm con của mẹ”. Bà Nông Thị Phượng, 67 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Bảo tồn dân ca huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn nghẹn ngào khi nói về người mẹ của mình-Nghệ nhân Nhân dân Mỗ Thị Kịt trong cảm xúc chất chứa tin yêu và niềm tự hào sâu sắc.
Mặc dù nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 5/12/2013, tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều khó khăn.
Hơn 20 năm làm chủ Lễ hội Bok Chu Bur, Ya Thung chưa từng nghĩ đến việc mình làm để được gì. Bởi với ông đó là sứ mệnh mà thần linh chọn, người già tin và bà con gửi gắm. Nhưng nay ông vui. Niềm vui ấy không chỉ bởi ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú mà hơn hết vì Lễ hội Bok Chu Bur của dân tộc Chu Ru được nhiều người biết đến.
“Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên - Bản sắc văn hóa quý giá cần được trân trọng, gìn giữ, phát huy” là chủ đề Hội thi chế tác tượng gỗ dân gian năm 2021 vừa diễn ra tại làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông)
Cuối năm 2020, HĐND tỉnh Vĩnh phúc đã ban hành Nghị quyết số 12/2020 về “Hỗ trợ đối với Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Câu lạc bộ (CLB) dân ca tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025” (gọi tắt là Nghị quyết 12). Nghị quyết được kỳ vọng là giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của các CLB, nghệ nhân đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Mô hình hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian tại tỉnh Hà Giang, đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa tinh thần, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Xã hội -
Lê Thuận -
12:11, 08/03/2021 Hơn 50 năm gắn bó với khung dệt, đến nay, thổ cẩm của bà đã có mặt tại hơn 20 quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật, Bỉ, Canada, Hàn Quốc…Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục gia đối với bà về thành tích “Người phụ nữ Chăm giới thiệu và phát triển thổ cẩm Chăm ra nước ngoài nhiều nhất”. Bà là Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (Inrahani).
Nghệ nhân Ưu tú A Thui nói rằng, bao năm qua, vợ chồng ông được nuôi dưỡng từ tiếng chiêng, điệu xoang uyển chuyển và hương men rượu cần nồng nàn của lũ làng; bên mái nhà rông ở thôn Kon Trang Long Loi. Vì vậy, văn hóa người Rơ Ngao (nhánh dân tộc Ba Na ) đã hòa vào dòng máu, chảy trong huyết quản; để văn hóa Rơ Ngao bị mai một đi là có tội với làng…
Đêm nhạc hội Nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ với chủ đề “Báu vật đất phương Nam” vừa diễn ra tối 30/1, tại khu vực sảnh trước Nhà hát Thành phố (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Bà Chu Thị Hồng Vân (dân tộc Nùng, SN 1968) ở thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang là nghệ nhân ưu tú duy nhất của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực thực hành Then. Với vốn Then và đàn tính phong phú, bà không ngừng góp sức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Then trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Nùng trên địa bàn tỉnh.
“Nếu muốn biết về văn hóa dân tộc Dao, các phong tục cưới hỏi, lễ cúng gia tiên, cúng được mùa, cách thêu thùa, vấn tóc... thì tìm hỏi cụ Sếnh”, người dân bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn, Hải Hà (Quảng Ninh) chia sẻ với chúng tôi khi nói về nghệ nhân Giềng Chống Sếnh.
Hàng chục năm tâm huyết sưu tầm, nghiên cứu, gìn giữ bản sắc văn hóa của người Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), với trách nhiệm và niềm đam mê, nghệ nhân Ưu tú Hoàng Giang Lâm, 58 tuổi, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Đàn Chapi được coi là “linh hồn” trong các hoạt động văn hóa cộng đồng của đồng bào Raglai. Khi không thể sở hữu những bộ cồng chiêng đắt tiền thì người dân đã sáng tạo nên loại nhạc cụ đơn sơ này để mô phỏng theo những thanh âm hào sảng của núi rừng. Cây đàn gắn bó với cộng đồng người dân tộc Raglai qua nhiều thế hệ, nhưng giờ đây cứ ngày một thưa vắng...
Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio ở bản Diom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) được xem là một “bảo tàng sống” lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chu Ru. 15 năm qua, bà đã “truyền lửa” đam mê cho thế hệ trẻ, làm hồi sinh các vũ điệu cổ, giữ tiếng cồng, chiêng mãi âm vang. Bà là một trong những gương mặt tiêu biểu của huyện Đơn Dương được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 sắp tới.