Tại làng Chăm Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) ông Hán Quân là một trong những nghệ nhân tiêu biểu “giữ hồn” cho nhịp trống baranưng phục vụ đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc Chăm.
Tại huyện Tây Giang (Quảng Nam), nghệ nhân Clâu Bh’Lao nổi tiếng với nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sắc. Trong năm 2022 vừa qua, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mình, nghệ nhân Clâu Bh’Lao đã sáng tác một “bức chân dung tự khắc” để hồi tưởng và ghi dấu những bước đường công tác của người con núi rừng.
Trong cộng đồng các DTTS ở vùng cao Lai Châu, các Nghệ nhân dân gian chính là những người nắm giữ di sản của dân tộc mình. Họ có đóng góp rất quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.
Ngày 27/4, tại xã Ia Bă, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ Nhất năm 2023 và tổng kết 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Tham dự có gần 200 nghệ nhân đến từ các làng trên địa bàn.
Tin tức -
Trí Phương -
16:36, 26/04/2023 Ngày 26/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (Tp. Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” (NNND), “Nghệ nhân Ưu tú” (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba.
Kadá Phượng, dân tộc Raglay là nghệ nhân tiêu biểu của đội mã la thôn Tà Dương, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Trong các mùa lễ hội truyền thống, tiếng kèn bầu trữ tình tha thiết chất “núi rừng” của ông cất lên làm thổn thức lòng người.
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 3 Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước truy tặng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 26 nghệ nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó với văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có “thù lao”, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ sách cổ, nghi lễ cổ truyền trong hành trình gìn giữ nét đẹp văn hóa cùng với bao điều ước vọng.
Ở Xứ Lạng, múa sư tử mèo không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc, mà còn mang ý nghĩa trong đời sống tinh thần, thể hiện khát vọng về sự may mắn, sung túc của người dân. HIện nay, nhắc đến múa sư tử mèo, là nhắc tới nghệ nhân Hoàng Choóng (sinh năm 1945), xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn. Ông là một trong những người có công giữ gìn và sáng tạo những đạo cụ, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần vào việc lưu truyền những điệu múa sư tử mèo dân gian ở xứ Lạng
Vượt qua hàng trăm sản phẩm và hàng trăm tác giả dự thi, nghệ nhân người Thái ở huyện vùng cao xứ Nghệ đã giành giải đặc biệt Cuộc thi “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2022”. Đó không chỉ là niềm vui, sự động viên rất lớn mà còn là sự trăn trở, day dứt cho hành trình phát triển của nghề đan lát thủ công mỹ nghệ của một nghệ nhân.
Ngày 20/1/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân ở loại hình di sản văn hóa phi vật thể cho ông Lê Đức Chắn, phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên.
Các nghệ nhân giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Vì vậy, nếu có chính sách động viên, khích lệ phù hợp đối với đội ngũ này thì hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc sẽ được nâng cao.
Sắc màu 54 -
Đ. Thành- L. Nhật -
14:59, 26/12/2022 Tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, những nghệ nhân, những người yêu văn hoá truyền thống đã luôn nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Họ tích cực truyền dạy những gì họ nắm được trong di sản âm nhạc dân tộc cho con, cháu của mình, cộng đồng mình. Nhờ vậy, thanh âm của nhạc cụ truyền thống các dân tộc sẽ vang mãi theo thời gian.
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Nghệ nhân Ưu tú H’Săn Êban ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana là nữ nghệ nhân duy nhất đánh trống dẫn nhịp chiêng của tỉnh Đắk Lắk. Cả đời gắn bó với chiếc trống dẫn nhịp cho cả đội chiêng hợp tấu, ở tuổi ngoài 80, nghệ nhân H'Săn đau đáu nỗi niềm người kế tục, trăn trở việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chiêng nữ Ê Đê Bih.
Trong khi sử thi và nghệ nhân kể sử thi đang vắng dần trong đời sống cộng đồng, thì ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, nghệ nhân Y Wuang Hwing vẫn thường xuyên hát kể sử thi. Ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn có thể hát kể nhiều sử thi của người Ê Đê. Đối với ông tiếng chiêng, bài khan như miếng cơm, hạt muối phải dùng hàng ngày.
Tin tức -
Kim Anh - Tuấn Ninh -
19:47, 18/11/2022 Chiều 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị gặp mặt các nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS khu vực phía Bắc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh và Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đồng chủ trì Hội nghị.
Media -
Trung Hậu -
20:47, 17/11/2022 Với mong muốn xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua, Hội Nghệ nhân dân gian (NNDG) xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực sự phát huy được vai trò là cầu nối trong việc bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.
Di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra trong đời sống cộng đồng và được gìn giữ, phát huy tốt nhất trong cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, người trẻ dần quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, thì vai trò của các nghệ nhân lại càng quan trọng. Hiện nay, các nghệ nhân không chỉ được Đảng, Nhà nước tôn vinh mà còn được hưởng những chính sách đãi ngộ thiết thực, kịp thời để những “báu vật sống” chuyên tâm cống hiến cho công tác bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.
Trong tiết trời se lạnh những ngày đầu Đông, chúng tôi đến thăm nghệ nhân Lèo Văn Chom, bản Thộ (Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La). Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông Lèo Văn Chom vẫn say mê "pí pặp" - một loại nhạc cụ dân tộc Thái. Ông Chom bảo, Cộng đồng người Thái ở Sơn La đã gửi gắm vào loại nhạc cụ này tinh thần lạc quan và những triết lý sống của dân tộc mình. Đây cũng là loại nhạc cụ có vai trò quan trọng và linh thiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái.