Từ các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đã khuyến khích, tạo động lực cho đồng bào phát huy khả năng gìn giữ, trao truyền những bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Song để bảo tồn văn hoá các DTTS một cách bền vững, cần giải quyết những bấp cập, vướng mắc, nhất là việc điều chỉnh chính sách đãi ngộ; đồng thời tăng cường các giải pháp thích ứng với tình hình mới .
Các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, Người có uy tín… luôn có vị trí quan trọng ở các buôn, làng , là tấm gương tiêu biểu để đồng bào các DTTS noi theo. Họ chính là những “ngọn đuốc truyền lửa” đam mê và giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Ẩm thực kinh đô Huế chẳng cần quảng bá thì bất cứ ai một lần thưởng thức đều dùng dằng khó dứt. Nhưng để cảm nhận thật sâu hương vị của đất trời, tình người của mảnh đất này trong mỗi món ăn thì cần sự dẫn lối của các nghệ nhân với sự kết nối quá khứ và hiện tại; giữa Huế và các vùng miền trên cả nước.
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa tổ chức khai mạc lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng cho các thanh niên là người đồng bào DTTS của xã Gung Ré.
Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo người Gia Rai ở làng Nglơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã biến những ống lồ ô, tre, nứa,… thành những sản phẩm tiện ích, gắn liền với văn hóa dân tộc Tây Nguyên như gùi, rổ, rá, nhà rông… Các sản phẩm độc đáo, tinh tế của các nghệ nhân ở làng Nglơm Thung nay đã được người tiêu dùng trong nước, quốc tế biết đến và yêu thích.
Chiều 6/4, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử với chủ đề "Đờn ca tài tử Nam bộ-Di sản Đất phương Nam". Hội thi có sự tham gia của nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ các đội thi của 21 tỉnh, thành Nam Bộ.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân, câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP. Hà Nội. Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người thực hành di sản.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-SVHTT về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025, nhằm mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bà Đinh Thị Drinh (53 tuổi, tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, Gia Lai) là nghệ nhân dệt thổ cẩm có bàn tay khéo léo, sáng tạo hoa văn tinh tế để làm nên "sức sống" cho thổ cẩm Ba Na; đồng thời bà Drinh còn là người truyền lửa đam mê thổ cẩm cho thế hệ trẻ người Ba Na.
Đứng trước cờ Tổ quốc, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự thiêng liêng của hồn thiêng sông núi. Giây phút chào cờ cũng là những giây phút nghiêm trang nhất. Với tâm niệm ấy, mỗi nghệ nhân tại làng nghề Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) chuyên làm cờ Tổ quốc luôn đặt hết lòng mình trong từng đường kim, mũi chỉ.
Phóng sự -
Đào Quỳnh Anh -
17:22, 21/02/2022 Đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lò nung những đêm không lửa, những gia đình làm nghề đậu bạc còn sót lại tại Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại. Niềm vui của họ giờ đây chỉ giản đơn là những chuyến hàng có thể thuận lợi đi đúng nơi về đúng giờ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố đề nghị xét danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Với mong muốn gìn giữ các giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc, nhiều năm qua, chàng trai A Huynh, dân tộc Gia Rai luôn nỗ lực “truyền lửa” đam mê cho những người trẻ thông qua việc sáng tạo, giữ gìn những nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Những năm qua, các giá trị văn hóa dân tộc tại Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được làm sống lại trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi. Những kết quả có được ngày hôm nay, là thành quả trong suốt hành trình dài tìm kiếm, sưu tầm của những Nghệ nhân già vùng Đông Bắc.
Từ việc yêu thích chơi nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân trẻ Rơ Châm Khánh (sinh năm 1989, hiện làm việc tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã mày mò nghiên cứu, chế tác hơn 30 nhạc cụ dân tộc mang hơi thở mới của cuộc sống đương đại, như: đàn đá, T’rưng, chuông gió, krông put, sáo… Gần 10 năm qua, anh đã xuất ra thị trường nhiều loại nhạc cụ dân tộc, góp phần bảo tồn và phát triển âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hiện đại.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống Mnông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk) và cấp 11 bộ trang phục truyền thống Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho nghệ nhân buôn Cuah A, (xã Yang Reh, huyện Krông Bông).
Sắc màu 54 -
Vĩ Đức - Ngân Nhi -
16:05, 03/08/2021 Hơn 40 năm qua, với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, tránh nguy cơ bị mai một, ông Hà Xuân Tiến, thôn Hả Trong, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao cho thế hệ trẻ.
Ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái), Nghệ nhân Ưu tú Đặng Nho Vượng (tên tiếng Dao là Tặng Ỳ Voảng) được cộng đồng tôn trọng và nhìn nhận như là bảo tàng sống về văn hóa dân tộc Dao. Bởi ông có nhiều biệt tài như hát, múa, thổi kèn, thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao… Đặc biệt, với nhạc cụ sáo “tôm ông dạt” của người xưa, ông có thể thổi cùng lúc hai cây sáo bằng lỗ mũi.
Bộ VHTTDL vừa đăng tải danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể để lấy ý kiến trước khi trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Dưới hiên ngôi nhà sàn mái đá đen hướng ra mặt hồ Nậm Lay xanh ngắt, ngày ngày vẫn vang lên lời Then của nghệ nhân Vàng Văn Thức làm say đắm lòng người. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn say sưa chép, hát và trao truyền tình yêu hát Then cho người con trai út của mình và nhiều thế hệ trẻ trong cộng đồng người Thái ở Mường Lay, tỉnh Điện Biên.