Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành công. Rồi ông đi khắp các bản làng vùng cao để sưu tầm, ghi chép những bài hát, điệu múa, những áng sử thi của người Hà Nhì để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Trải qua mấy trăm năm, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
05:22, 03/05/2024 Bà được dân bản ví như cây gỗ lớn trong rừng già, khi già cất lời, ai cũng ưng cái bụng. Người Si La tự hào có bà, bà là chỗ dựa tinh thần, là nhịp nối hiệu triệu mọi người cùng hát vang bài ca “đại đoàn kết dân tộc”. Bà là Hù Cố Xuân, Nghệ nhân Ưu tú, Người có uy tín của dân tộc Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin tức -
Ngọc Thu -
06:31, 15/04/2024 Ngày 14/4, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã diễn ra các trò chơi truyền thống dân tộc như đi cà kheo, giã gạo chày đôi, nhảy bao bố tiếp sức.
Tin tức -
Ngọc Thu -
06:03, 15/04/2024 Sau 2 ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), chiều 14/4, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024 đã chính thức khép lại.
Tin tức -
Ngọc Thu -
05:54, 14/04/2024 Tối 13/4, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024.
Tin tức -
Ngọc Thu -
20:27, 13/04/2024 Trong 2 ngày (từ ngày 13/4 - 14/4), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội văn hóa các DTTS lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Sức sống cội nguồn”. Tham gia Ngày hội có gần 1.000 nghệ nhân, người dẫn đoàn… đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã bổ sung những quy định nhằm tạo điều kiện để nghệ nhân tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật vẫn còn ‘khoảng trống” về chính sách đối với những người tham gia thực hành, trao truyền di sản.
Sắc màu 54 -
Tiêu Dao - Lệ Thành -
08:22, 22/03/2024 Làng mộc Kim Bồng với những ngôi nhà rường, nhà cổ từ xa xưa, nổi tiếng như một biểu tượng văn hóa của phố cổ Hội An. Cùng với thời gian, những người con xã Cẩm Kim không chỉ làm dày thêm giá trị di sản mà còn đưa di sản quê hương song hành cùng xu hướng phát triển xanh của thời đại.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Ngày hội văn hóa các DTTS lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/4, với chủ đề “Sức sống cội nguồn”. Dự kiến Ngày hội có sự tham gia của hơn 800 nghệ nhân.
Ngày 9/3, UBND Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Liên hoan Nghệ thuật hát Then - Đàn tính Tp. Buôn Ma Thuột mở rộng lần thứ II, năm 2024. Hơn 200 nghệ nhân, diễn viên dân tộc Tày, Nùng đến từ nhiều địa phương trên khu vực Tây Nguyên tham gia.
Phóng sự -
An Yên - CTV -
05:45, 28/11/2023 Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa" tình yêu văn hóa dân tộc cho cộng đồng. Họ có đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Khai thác tiềm năng của làng nghề để phát triển du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng vừa nâng cao thu nhập, vừa giúp lưu giữ nét đẹp của các làng nghề.
Thời gian qua, các địa phương bằng nhiều giải pháp, hình thức cũng đã quan tâm, động viên các nghệ nhân ở lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Việc triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dậy những người kế cận được triển khai, rất thiết thực, ý nghĩa, kịp thời động viên các nghệ nhân tiếp tục sống với sự đam mê và tận tâm với bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, hàng trăm nghệ nhân đồng bào DTTS ở khắp buôn làng Tây Nguyên - chủ nhân của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vẫn đang miệt mài gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa. Trong đó, có những nghệ nhân đã được Nhà nước công nhận; còn có rất nhiều người, trong tầng lớp Nhân dân cũng vì tình yêu, đam mê và niềm tự hào bản sắc văn hóa dân tộc...đang "thầm lặng" đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, để mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong cộng đồng…