Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nón ngựa miền di sản

Tiêu Dao - 08:12, 27/05/2024

Trải qua mấy trăm năm, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy.

Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón.
Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón.

Người khâu nón giữa làng

Tỉ mẩn từng mũi kim đường chỉ, nhẹ nhàng với từng lớp lá và nan nón, cẩn trọng với từng màu sắc của quai nón, ông lão Đỗ Văn Lan ở cái tuổi ngoài thất thập đã có gần 60 năm cặm cụi như thế. Nghề đan nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có những người như ông Lan, cần mẫn đan nón. Từ những chiếc nón ngựa bịt bạc hay đồng được dùng cho giới quý tộc, quan lại khi cưỡi ngựa. Những chiếc nón độc đáo này là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân xứ Nẫu.

Vừa khâu nón vừa thầm thì như kể chuyện với tiền nhân, ông Lan kể, ngày xưa, những nghệ nhân ở đây làm ra chiếc nón này chủ yếu để phục vụ cho vua, quan đội khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt vào thời vua Quang Trung, nón ngựa Phú Gia đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn. Các họa tiết thêu trên mỗi chiếc nón cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của người đội nón. 

Mỗi mẫu hoa văn trên nón sẽ thể hiện thứ bậc của người đội nón trong xã hội thời bấy giờ. Chẳng hạn như người có chức vị từ xã trưởng trở lên sẽ đội nón ngựa có chụp chóp bằng đồng hay bạc chạm trổ hình dáng của Long, Lân, Quy, Phụng. Hay như giới thượng lưu, địa chủ sẽ sử dụng các loại nón có mai, cúc, trúc, tùng nhằm biểu trưng cho sự thanh tao, đài các. Ở Phú Gia thời trước, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể đội nón đi ngựa còn nhà nghèo cũng cố sắm vài đôi nón ngựa cho cô dâu, chú rể đội trong ngày trọng đại này.

Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này.
Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này.

Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này. Gia đình ông đã trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa. Đã 72 tuổi mà ông còn tinh tường lắm. Có vậy ông mới đảm nhiệm được vai trò “người giữ lửa” cho làng nghề nón ngựa Phú Gia đã có gần 400 năm tuổi này. Tương tự như ông Lan, bà Trần Thị Kéo cũng là một nghệ nhân làm nón ngựa ở Phú Gia. Bà đã làm nghề này cùng với cha mẹ từ hồi 15 tuổi tới bây giờ. Hiện nay, bà đã 85 tuổi và tiếp tục truyền nghề cho con cháu.

Trải qua gần 400 năm làm nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón. Ở đâu trong làng cũng bắt gặp người đan nón, từ người trẻ tới người già đều biết làm. Có lẽ, hiếm có một làng nghề nào mà người làng phấn khởi đến như thế khi không cần phải đau đáu đi tìm truyền nhân. Làng này, từ nhỏ những đứa trẻ đã học cách làm nón, học cách chế tác nguyên liệu, và cứ thế từng năm từng năm, những bàn tay khéo léo hơn, những ngón tay nhuần nhuyễn hơn, và sức sống của những chiếc nón được từng lớp người thay nhau nuôi lấy, như nuôi sự sống của cả làng. 

Những người như ông Lan, bà Kéo, bà Nguyễn Thị Tâm với kinh nghiệm hơn nửa thế kỉ đan nón, đã nắm giữ được hết bí quyết của nghề, và truyền lại cho lớp sau như thế. “Nghề làm nón này, tuy không vất vả nhưng phải biết được cái tinh anh, phải có đôi tay khéo léo và sự nhiệt thành học hỏi, vậy mới có thể làm được!”, ông Lan bộc bạch khi khoe chiếc nón “gia bảo” là kỷ vật của người mẹ để lại cho ông Lan, cũng chính là những “khuôn mẫu” để ông Lan bắt tay làm những chiếc nón ngựa. Chiếc nón này có tuổi đời hơn một thế kỷ và được sử dụng liên tục 45 năm. Chiếc nón không chỉ đẹp vì đường nét, mà còn vì ánh lên từ đó màu thời gian của đời người.

Khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Sức sống trăm năm

Thịnh suy của một làng nghề truyền thống là điều khó tránh khỏi, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường. Nhưng với Phú Gia, với những người như ông Lan, bà Kéo, bà Tâm và người làng thì những nỗ lực không biết mệt mỏi hàng chục năm trời đã giúp cho làng nghề giữ được và phát triển hơn. Mấy trăm năm qua, người làng Phú Gia vẫn giữ nghề như thế, với từng công đoạn làm nón khắt khe và chặt chẽ. Để làm xong chiếc nón tốn rất nhiều thời gian, tâm sức của người nghệ nhân. Và tất nhiên, giá trị của chiếc nón bao gồm từ rất nhiều thứ từ sự tỉ mỉ, sáng tạo của người nghệ nhân, đến những giá trị lịch sử, văn hoá của nón, và cả những giá trị vật chất là các chóp bạc, đồng…

Chính vì vậy giá bán của nón ngựa cũng cao hơn các loại nón khác. Giá từ vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng một chiếc, cá biệt có những chiếc nón được đặt riêng, làm công phu và thời gian lên tới cả tháng trời, giá trị lên tới hơn 50 triệu đồng.

Khách du lịch về Bình Định thường tìm về làng Phú Gia mua nón ngựa như mua một tác phẩm nghệ thuật độc đáo để làm kỷ niệm. Cũng như nhiều hộ gia đình khác, gia đình ông Lan với 6 thợ là người trong nhà và 14 lao động thuê làm thường xuyên mỗi năm sản xuất khoảng 500 chiếc nón ngựa có giá từ 300 ngàn đồng đến 3 triệu đồng mỗi chiếc. Nón của gia đình ông Lan làm ra chủ yếu cung ứng cho khách hàng trong nước đặt mua để phục vụ khách du lịch.

Nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt, gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử.
Nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt, gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử.

Mấy năm gần đây, khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy. Nhờ thế, nghề làm nón đã tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương khi toàn xã hiện có khoảng 320 hộ với trên 700 lao động làm nón. Doanh thu mỗi năm từ làng nghề chiếm 44% tổng thu nhập của địa phương. Có nhiều hộ làm các nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề làm nón, đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nhiều hộ nghèo đã vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết thời gian qua, chính quyền các cấp đã hỗ trợ bà con lập nhiều dự án vay vốn ưu đãi của nhà nước để mở rộng quy mô sản xuất; tìm cách kết nối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học để hỗ trợ bà con về ứng dụng kỹ thuật mới, kể cả cách thức bán hàng. Với việc được chọn đầu tư làm làng văn hóa du lịch của tỉnh cùng với việc nghề làm nón ngựa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, người dân có thêm cơ hội lớn, trước tiên là nghề nón. Các cấp chính quyền luôn tìm mọi cách để hút các nguồn vốn, tìm cơ hội quảng bá cho làng nón Phú Gia. Quan trọng hơn, các thế hệ nghệ nhân đã tạo nên sức sống bền bỉ cho làng nghề Phú Gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Dự kiến, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 15/9/2024, tại phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, khu vực nhà Bát Giác và một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là dịp để kích cầu du lịch, thu hút Nhân dân các địa phương trong nước và du khách quốc tế đến với Thủ đô.
Tin nổi bật trang chủ
Xuất hiện đàn khỉ 50 con phá hoa màu của người dân

Xuất hiện đàn khỉ 50 con phá hoa màu của người dân

Tin tức - T.H - 1 giờ trước
Ngày 17/6, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cho biết đã nhận được báo cáo của xã Tân Lang về việc một đàn khỉ 50 con thường xuyên phá hại hoa màu của người dân.
“Phát huy vai trò của các nhóm cộng đồng trong chăm sóc, phát triển trẻ thơ toàn diện và phòng chống bạo lực gia đình”

“Phát huy vai trò của các nhóm cộng đồng trong chăm sóc, phát triển trẻ thơ toàn diện và phòng chống bạo lực gia đình”

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Là chủ đề của Hội thảo do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày 17/6. Tham dự Hội thảo có 100 đại biểu là lãnh đạo Hội LHPN các xã thuộc các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh và Gio Linh; chủ “Địa chỉ tin cậy” các thôn; ban điều hành Plan các xã tham dự.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả 2 vụ cháy nhà dân tại Hà Nội và Bắc Giang

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả 2 vụ cháy nhà dân tại Hà Nội và Bắc Giang

Thời sự - Hương Trà - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 17/6/2024 về vụ cháy nhà dân tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Ngày 17/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.
Khám phá Bảo tàng Dân tộc học

Khám phá Bảo tàng Dân tộc học

Du lịch bốn phương - BDT - 10 giờ trước
Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Đây là điểm đến văn hóa không thể bỏ qua đối với du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Cảnh báo ma túy tiếp cận giới trẻ theo cách trộn trong thực phẩm

Cảnh báo ma túy tiếp cận giới trẻ theo cách trộn trong thực phẩm

Pháp luật - Minh Nhật - 10 giờ trước
Ngành chức ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội… vừa phát đi thông tin cảnh báo xuất hiện các loại ma túy núp bóng thực phẩm, thuốc lá điện tử nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên.
Cao Bằng đầu tư gần 400 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục

Cao Bằng đầu tư gần 400 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục

Giáo dục - Minh Thu - 10 giờ trước
Tỉnh Cao Bằng vừa có kế hoạch bố trí gần 400 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh trong năm 2024.
Quốc hội thảo luận về “chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)”

Quốc hội thảo luận về “chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)”

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sáng 17/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về “chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)”.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Tin tức - Hương Trà - 10 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Phát hiện sinh vật lạ trong hang động sâu ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện sinh vật lạ trong hang động sâu ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Tin tức - T.H - 10 giờ trước
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình vừa thông tin, một nhóm thám hiểm của Công ty TNHH Jungle Boss (ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa phát hiện một loài sinh vật lạ trong hang Hùng, một hang động nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.