Ngày 10/1/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã ban hành Chỉ thị 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới (Chỉ thị 19). Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 19, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Điều này được đánh giá trong các báo cáo cũng như ý kiến của đại biểu tại các Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, diễn ra ở nhiều địa phương trong khu vực…
Sáng 30/7, tại tòa nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị tham vấn sáng kiến xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện ĐBKK (gọi tắt là Đề án tổng thể). Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Hà Ngọc Chiến và Phó Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đồng chủ trì Hội nghị.
Tuy đời sống kinh tế trên địa bàn huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm. Nhằm thúc đẩy con em DTTS nâng cao chất lượng học tập, những năm gần đây, huyện xây dựng mô hình “dòng họ học tập” trong vùng đồng bào DTTS được đông đảo cộng đồng ủng hộ.
Nhằm góp phần đạt được những mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ban hành theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là giảm nghèo về thông tin ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn, ngày 26/07, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật trong thực hiện truyền thông về giảm nghèo cho đồng bào các DTTS tỉnh Bình Thuận. Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải, Trưởng Ban tổ chức tham dự và chỉ đạo Hội thi.
Khi những giá trị văn hóa truyền thống của nhiều DTTS đang dần bị mai một, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, ông R’Cơm Hmyơk vẫn từng ngày lưu giữ những nét truyền thống văn hóa của người Jrai. Không chỉ giỏi thổi hồn cho những bức tượng gỗ, ông R’Cơm Hmyơk còn đánh cồng chiêng rất hay và là thầy dạy chiêng giỏi của làng.
Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả để triển khai “Cánh đồng tiện ích” với quy mô nhỏ từ 20ha đến 50ha để trồng cỏ, chăn nuôi bò và phát triển du lịch sinh thái sẽ là hướng đi phù hợp với đồng bào ở vùng DTTS, miền núi Việt Nam. Việc chuyển đổi sinh kế theo hướng đi này sẽ giúp đồng bào vùng DTTS, miền núi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Lợi dụng nhận thức hạn chế cũng như nhu cầu tìm việc làm của các lao động nữ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thời gian qua, các đối tượng xấu đã tìm nhiều thủ đoạn để dụ dỗ, lừa gạt các lao động vượt biên sang lao động trái phép ở Trung Quốc. Sự nhẹ dạ đã khiến không ít người vô tình trở thành nạn nhân của bọn buôn người, gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người dân cũng như xã hội.
Với nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu ở tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, cuộc sống của đồng bào Rơ Măm và Brâu vẫn còn nhiều khó khăn. Để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai dân tộc rất ít người này, các cấp chính quyền địa phương cần có những giải pháp đột phá.
Chiều 24/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị. Đoàn gồm 38 đại biểu, trong đó có 32 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu đại diện cho 253 Người có uy tín tỉnh Quảng Trị, do ông Lê Văn Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Ngày 24/7 UBDT phối hợp UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội thảo "Đánh giá thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, 10 năm xây dựng Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2020, đề xuất khung Chương trình 135 giai đoạn 2021-2025" . Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của 48 tỉnh, thành trong cả nước.
Để góp phần giảm nghèo về thông tin ở vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về giảm nghèo. Trong đó, chú trọng tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa thông qua các Hội thi tìm hiểu pháp luật tại các vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Sáng 24/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp 40 giáo viên, học sinh DTTS tiêu biểu, xuất sắc tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Chư Sê (Gia Lai) có trên 45% dân số là đồng bào DTTS. Toàn huyện hiện có 123 người được công nhận là Người có uy tín. Những năm qua, Người có uy tín được ví như là sợi dây liên kết chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; đồng thời, góp công lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng nông thôn mới…
Việc triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ở Đăk Lăk đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh phí được bố trí để thực hiện, mỗi địa phương lại đối diện với những vướng mắc đặc thù không dễ tháo gỡ.
Năm học 2018-2019, Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm, tập trung nhiều giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc ở các cấp học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Xác định sáp nhập thôn, tổ dân phố là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy ở cơ sở, nâng cao năng lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể cấp xã... Thời gian qua, nhiều thôn, bản vùng DTTS và miền núi của Nghệ An tiến hành sáp nhập. Tuy nhiên, thực tế triển khai, địa phương đang gặp nhiều khó khăn phát sinh cần phải tháo gỡ…
Đó là cụm từ được các cấp chính quyền, đồng bào DTTS ở miền núi, vùng cao ví von khi nói đến vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Họ là những “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, dẫn dắt người dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự; xây dựng quê hương, bản làng ngày một no ấm.
Tháng 7, tháng của kỳ nghỉ hè nên trong khuôn viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (ĐHNLTN) vắng lặng hơn bình thường, nhưng tại các phòng chức năng, các cán bộ của Trường vẫn miệt mài làm việc. Tại đây, chúng tôi được biết về một Chương trình đào tạo có nhiều ưu điểm nổi bật-đó là Chương trình tiên tiến (CTTT). Từ Chương trình này, nhiều sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) đã có thêm cơ hội học tập và trải nghiệm ở môi trường quốc tế.
Phụng Hiệp có gần 3.800 nhân khẩu là đồng bào DTTS (chiếm 2,4% dân số toàn huyện), đông nhất là người Khmer với 3.400 khẩu. Thời gian qua, từ việc phát huy vai trò của Người có uy tín trong công tác vận động, giúp đỡ các hộ nghèo, tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt công tác dân tộc nên hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 -3%, trong đó nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo bền vững.
Mới đây, tại Viện Bỏng quốc gia, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Đoàn công tác của UBDT do bà Trương Thị Bích Hạnh, Phó Chánh Văn phòng UBDT làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà của UBDT cho bệnh nhân người DTTS, là nạn nhân vụ đốt nhà, đang được điều trị tại bệnh viện.