Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ bị tàn sát

Thanh Liêm - 14:22, 20/01/2025

Hiện nay, tình trạng mua bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã đã giảm dần nhưng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các đối tượng sử dụng thủ đoạn ngày càng tinh vi, trang bị thiết bị công nghệ hiện đại để đối phó với lực lượng chức năng. Trước thực trạng này, ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Thú rừng vẫn bị tàn sát

Trong năm 2024, hệ thống dữ liệu vi phạm về động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Quốc gia Việt Nam (ENV) đã ghi nhận 3.126 vụ với 9.889 vi phạm liên quan đến hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, nuôi nhốt, quảng cáo động vật hoang dã trái phép trên cả nước. Đáng chú ý, số vụ việc liên quan đến quảng cáo trên Internet chiếm đến 1.404 vụ việc. Trong năm 2024, ENV đã ghi nhận 1,235 cá thể động vật hoang dã do cơ quan chức năng tịch thu hoặc được người dân tự nguyện chuyển giao. Các loài thường bắt gặp trong vi phạm chủ yếu là khỉ, rùa và các loài chim hoang dã. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số vụ vi phạm do người dân thông báo về đường dây nóng 1800-1522 của ENV nhiều nhất.

Trong vòng 10 năm, số vụ án hình sự về động vật hoang dã đã tăng hơn 350%, từ 57 vụ án ghi nhận trong năm 2014 lên 257 vụ án ghi nhận trong năm 2023. Xu hướng gia tăng số vụ phát hiện và bắt giữ tội phạm về động vật hoang dã gần đây đã phản ánh hiệu quả ngày càng cao trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã của các cơ quan chức năng. Mức án tù trung bình dành cho tội phạm về động vật hoang dã trong giai đoạn từ khi Bộ Luật Hình sự có hiệu lực (2018-2023) là 3,52 năm.

Để xử lý hiệu quả các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, ENV khuyến nghị các cơ quan chức năng, các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã, xóa bỏ triệt để các đường dây buôn bán động vật hoang dã, tăng cường đấu tranh với vi phạm về động vật hoang dã trên Internet, nâng cao ý thức của người dân và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã thông qua các chiến dịch truyền thông, đưa thông điệp bảo vệ động vật hoang dã lan tỏa rộng rãi đến công chúng.

Chim hồng hoàng ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Chim hồng hoàng ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập


Động vật hoang dã bị sắn bắt, mua bán trái phép ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, giáp Vương quốc Campuchia.
Động vật hoang dã bị săn bắt, mua bán trái phép ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, giáp Vương quốc Campuchia

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh Bình Phước có diện tích rừng tự nhiên là 55.977,26ha với nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cao. Trong đó, nhiều loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang được bảo vệ tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Trong nhiều năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến các vấn đề môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và các loài động vật hoang dã nhằm góp phần tích cực trong cải thiện chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên; giảm nguy cơ suy thoái tài nguyên môi trường và tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật hoang dã quý, hiếm.

Ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho rằng, để công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng và động vật hoang dã, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; tham gia phát hiện, tố giác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội và phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước.

Theo ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, để bảo vệ động vật hoang dã, ngành chức năng cần tập trung một số các giải pháp và vấn đề trọng tâm. Thứ nhất, cần phải có lực lượng tham gia bảo vệ đủ mạnh cả về chất lượng và số lượng; có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các lực lượng này nhằm cải thiện cuộc sống và môi trường làm việc để họ an tâm, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng.

Các đại biểu tham gia nghi thức khởi động Chương trình “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép” tại Hội thảo diễn ra ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Các đại biểu tham gia nghi thức khởi động Chương trình “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép” tại Hội thảo diễn ra ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Thứ hai, các đơn vị chủ rừng cần thực hiện công tác bảo vệ rừng theo phương châm “Bảo vệ rừng tận gốc”. Xác định được những khu vực nào có nguy cơ bị xâm hại cao thì tiến hành đóng chốt để tuần tra, bảo vệ tại các khu vực đó. Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã thực hiện phương châm này từ nhiều năm nay và đã cho kết quả tích cực. Cụ thể, đơn vị đã thành lập 10 trạm kiểm lâm phân bổ đều trên diện tích rừng của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ngoài ra, tại các khu vực có nhiều loài lâm sản quý hiếm có nguy cơ bị xâm hại cao như tuyến giáp ranh với tỉnh Đắk Nông và nước Campuchia, đơn vị đã bố trí thêm 12 chốt bảo vệ rừng dọc theo các tuyến này, lực lượng tham gia có cả lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.

Thứ ba, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn và các đơn vị giáp ranh cần phải phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện, thông tin trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, cần vận động người dân trong khu vực vùng đệm cùng tham gia vào công tác bảo vệ rừng thông qua Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

Người dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước.
Người dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước

Còn ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên thông tin thêm, Vườn Quốc gia Cát Tiên có diện tích trên 71.000ha. Những năm qua, tài nguyên rừng luôn được bảo vệ rất tốt, diện tích rừng không bị xâm lấn, các hành vi khai thác rừng tự nhiên đã giảm tới mức tối đa, nhiều loài thực vật, động vật quan trọng được quan tâm bảo vệ, nghiên cứu đánh giá và phát triển. Năm 2024, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên đã tổ chức trên 62.000 lượt tuần tra trong rừng, ngăn chặn nhiều vụ vi phạm tài nguyên rừng, tháo gỡ trên 2.000 sợi bấy các loại.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam cho biết, 50 năm qua, 75% quần thể động vật hoang dã ở trên cạn trên thế giới đã biến mất khỏi trái đất. Chính vì thế, việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy cộng đồng cùng tham gia để cùng hành động “Nói không với động vật hoang dã trái phép” là rất cần thiết. Để làm được điều này, mọi người cần “nói không với các sản phẩm về động vật hoang dã”, không ăn thịt động vật hoang dã. Bên cạnh đó, cần lên tiếng phản đối những hành vi trái phép đang sử dụng động vật hoang dã. Cần tẩy chay các nhà hàng, những đối tượng buôn bán động vật hoang dã. Từ đó, thay đổi hành vi và suy nghĩ của họ. Và cuối cùng, khi mọi người phát hiện được các hành vi vi phạm thì nên thông báo đến các cơ quan chức năng để chấm dứt ngay việc sử dụng động vật hoang dã.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công, khánh thành 80 công trình trọng điểm trên cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công, khánh thành 80 công trình trọng điểm trên cả nước

Sáng 19/4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Sôi nổi chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang

Sôi nổi chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 4 phút trước
Tối 18/4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tổ chức chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh, hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”.
Kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

Kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

Thời sự - Hương Trà - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 19/4/2025 về vụ án đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tấn công lực lượng thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Ninh.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).