Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sáp nhập thôn, bản vùng DTTS, miền núi ở Nghệ An: Khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện

PV - 10:11, 23/07/2019

Xác định sáp nhập thôn, tổ dân phố là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy ở cơ sở, nâng cao năng lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể cấp xã... Thời gian qua, nhiều thôn, bản vùng DTTS và miền núi của Nghệ An tiến hành sáp nhập. Tuy nhiên, thực tế triển khai, địa phương đang gặp nhiều khó khăn phát sinh cần phải tháo gỡ…

Tuyên truyền việc sáp nhập thôn bản cần phải được chú trọng và triển khai thường xuyên. Tuyên truyền việc sáp nhập thôn bản cần phải được chú trọng và triển khai thường xuyên.

Khó khăn do khách quan

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có diện tích rộng trên 2.000km2, với 78.000 dân, phân bổ trên 21 xã, thị trấn. Theo quy định, huyện sẽ có 36/193 thôn, bản phải tiến hành sáp nhập. Tuy vậy, hiện mới chỉ có 9 bản đảm bảo các điều kiện để tiến hành, còn lại 27 bản không đảm bảo các điều kiện để sáp nhập vào các bản liền kề.

Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn Lầu Bá Thái cho biết: Các bản chưa sáp nhập được là do khoảng cách địa lý quá xa, nhiều bản cách nhau từ 4 -15km. Do đó, đến nay trên địa bàn huyện chỉ mới sáp nhập được 2 cặp bản còn 6 cặp bản còn lại mặc dù huyện triển khai từ đầu năm 2019.

Ông Lầu Bá Thái cũng cho biết thêm, bên cạnh lý do khách quan, việc sáp nhập khó khăn còn do lịch sử để lại. Trong các bản này có những bản trước đây vốn dĩ là 1 bản nhưng do mâu thuẫn về dòng họ nên tách ra làm 2 bản. Bên cạnh đó, một số bản lại khác biệt về phong tục, tập quán nên sáp nhập thành một bản là rất khó khăn.

Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn, ông Vi Hoè khẳng định: Quan điểm chỉ đạo của huyện là, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, trong đó vận động trưởng dòng họ, Người có uy tín để lan tỏa, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Đồng thời, huyện kiến nghị với tỉnh đối với những bản có vị trí địa lý khoảng cách quá xa có thể xem xét yếu tố đặc thù không phải sáp nhập.

Khó khăn của huyện Kỳ Sơn cũng là khó khăn chung của địa phương miền núi cao, gặp nhiều trở ngại trong đó địa hình chia cắt, đi lại khó khăn, dân cư phân bố rải rác.

Bí thư Chi bộ bản Na Bè, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương) Lô Văn Nghệ cho biết: Bản Na Bè hiện có dân tộc Khơ-mú sinh sống, dự kiến sẽ sáp nhập với bản Hợp Thành có dân tộc Mông sinh sống. Do đó, khi sáp nhập, bước đầu 2 bản sẽ gặp rất nhiều khó khăn do có sự khác nhau của hai dân tộc về văn hoá, phong tục.

Cán bộ cơ sơ chưa tích cực

Theo ông Trần Quốc Chung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An: Việc sáp nhập khó khăn còn nguyên nhân khác, là vẫn có các cấp ủy, chính quyền địa phương chưa tích cực, chủ động trong quá trình triển khai thực hiện sáp nhập. Một số cán bộ có tâm lý dao động, chuẩn bị sáp nhập không mặn mà với công việc, không tích cực trong tuyên truyền, vận động Nhân dân ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai.

Một vấn đề khó khăn khác, trong việc sử dụng cơ sở vật chất sau khi sáp nhập. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân các xóm đều đã đóng góp xây dựng nhà văn hóa, nhưng những nhà văn hóa này chỉ phù hợp với quy mô xóm cũ. Tổ chức xây mới nhà văn hóa khi sáp nhập các xóm là rất khó vì phải có diện tích phù hợp, trong khi hầu hết các xóm đã quy hoạch chia đất hết cho dân và người dân. Hơn nữa dân vừa mới đóng góp xong rất khó huy động đóng góp lần nữa…

Với những khó khăn đã được nêu trên, việc sáp nhập các thôn bản ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An cần phải được chính quyền đặc biệt quan tâm. Để việc này diễn ra theo đúng lộ trình, cần sự chung sức, đồng thuận của người dân; Các cấp chính quyền ở Nghệ An cần phải tính toán, xây dựng kế hoạch chu đáo, giải pháp sáp nhập hợp lý; đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng chủ trương và làm theo...

Vẫn có các cấp ủy, chính quyền địa phương chưa tích cực, chủ động trong quá trình triển khai thực hiện sáp nhập. Một số cán bộ có tâm lý dao động, chuẩn bị sáp nhập không mặn mà với công việc, không tích cực trong tuyên truyền, vận động Nhân dân...” (Ông Trần Quốc Chung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An)

MINH THỨ - CÔNG KIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 10 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 10 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 10 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 10 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.