Trong 4 ngày từ 21- 24/8, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Cục thống kê phối hợp với Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cấp Trung ương Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 (viết tắt Điều tra về 53 DTTS). Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban dân tộc; ông Phạm Quang Vinh, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục thống kê đồng chủ trì Hội nghị.
Những năm gần đây, hình ảnh những chiến sĩ Công an huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) mang máy ảnh và những dụng cụ chuyên môn đến các xã, thị trấn, địa bàn vùng đặc biệt khó khăn làm chứng minh thư Nhân dân (CMND) lưu động không còn xa lạ đối với người dân. Việc làm này đã tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại cho Nhân dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS.
Được người dân tin tưởng, tín nhiệm 2.051 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phát huy vai trò là đầu tàu, gương mẫu trong cộng đồng dân cư. Thông qua việc tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã góp phần giữ vững an ninh trật tự; xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Dự án Khu dân cư (KDC) Trà Sết do tỉnh Sóc Trăng thực hiện từ năm 2014-2016, nhằm hỗ trợ cho 200 hộ nghèo, hộ DTTS thuộc xã ven biển Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu) an cư lập nghiệp vươn lên thoát nghèo, từng bước hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã ven biển. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm bàn giao nhà ở, đồng bào vẫn chưa nhận được đất sản xuất. Mặt khác, đất ở cũng chưa được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Quốc lộ 27 đoạn từ cuối xã Phú Sơn (huyện Lâm Hà) sang xã Đạ R’Sa (huyện Đam Rông) của tỉnh Lâm Đồng như sợi chỉ ngoằn ngoèo giữa dãy Trường Sơn Đông. Đây là một phần trong tuyến đường huyết mạch kết nối Lâm Đồng với Đăk Lăk, Đăk Nông. Đi trên cung đường này, chúng tôi chứng kiến những đổi thay rõ rệt trong đời sống của đồng bào các DTTS của Đam Rông, huyện 30a duy nhất hiện nay của tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 20/8/2019, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang năm 2019, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, huyện Lục Nam và 120 đại biểu chính thức đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Qua 9 năm thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), đến nay, tỉnh Quảng Nam có 11 xã miền núi được công nhận NTM. Tuy nhiên, qua kết quả rà soát của tỉnh Quảng Nam vào cuối năm 2018 theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2016- 2020, một số xã miền núi đã được công nhận NTM bị rớt một số tiêu chí. Cá biệt có 3 huyện có đông đồng bào DTTS không có xã nào đạt chuẩn NTM.
Khoa học công nghệ (KHCN) luôn được coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Nhờ sự mạnh dạn trong đầu tư nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất, đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo đà cho hàng hóa nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Với mong muốn sẻ chia, bù đắp phần nào những thiếu thốn, bất hạnh của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em DTTS, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội. Huy động mọi nguồn lực, các tổ chức quốc tế, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng xã hội trong tỉnh cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc, giáo dục giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Trao quyền kinh tế cho phụ nữ, giúp phụ nữ tìm được tiếng nói trong gia đình, xã hội… là những vấn đề được bàn luận tại Hội thảo chính sách "Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau" do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức vừa qua. Đã có nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả từ cơ sở được phụ nữ DTTS các địa phương triển khai có hiệu quả, phát huy tính chủ động, tạo sự bình đẳng của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội. Dưới đây là một số mô hình hay tại cơ sở được các đại biểu tham dự Hội nghị chia sẻ, trao đổi.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ninh hiện còn chưa đến 1,2%, thấp hơn rất nhiều bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của Quảng Ninh đang ngày càng khó khăn, do số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn…
Krông Bông là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Lăk, giáp ranh Lâm Đồng và Khánh Hòa với 25 dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi luôn là sự quan tâm, trăn trở của các cấp, các ngành, của đông đảo đồng bào và cử tri trong cả nước, đặc biệt là cử tri ở vùng DTTS và miền núi. Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (diễn ra từ 20/5-14/6/2019), cử tri ở nhiều địa phương cũng đã có những đề xuất, kiến nghị hết sức trách nhiệm về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc gửi tới lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tại số báo 1544 ra ngày 16/8/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã trân trọng đăng tải nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc về những kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn và Quảng Nam về vấn đề xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với các bộ ngành thực hiện chính sách dân tộc; kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình 134, 135. Trong số báo này, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục chuyển đến bạn đọc nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai.
Những ngày này tại Lục Nam, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019 đã được địa phương cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho ngày hội của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) chính thức diễn ra. Nhìn lại quá trình 5 năm, kể từ khi diễn ra Đại hội lần II (2014-2018) đến nay, Lục Nam đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt về kinh tế-xã hội vùng DTTS. Qua đó, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, đem lại niềm tin, sự phấn khởi kỳ vọng vào tương lai tươi sáng cho đồng bào nơi đây…
Tỉnh Đăk Lăk hiện có 446.297 hộ, trong đó có 145.396 hộ là đồng bào các DTTS. Những năm qua, dù đã được Trung ương bố trí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ nhưng nhìn chung, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS của tỉnh vẫn còn rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác giảm nghèo vùng DTTS chưa đạt kết quả như mong muốn là do chưa đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi luôn là sự quan tâm, trăn trở của các cấp, các ngành, của đông đảo đồng bào và cử tri trong cả nước, đặc biệt là cử tri ở vùng DTTS và miền núi. Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (diễn ra từ 20/5-14/6/2019), cử tri ở nhiều địa phương cũng đã có những đề xuất, kiến nghị hết sức trách nhiệm về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc gửi tới lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tại số báo 1543 ra ngày 14/8/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã trân trọng đăng tải nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc về những kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, Phú Thọ về một số vấn đề liên quan tới việc xây dựng, triển khai chính sách dân tộc. Trong số báo này, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục chuyển đến bạn đọc nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn và Quảng Nam.
Ngày 15/8, trong khuôn khổ phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 15 Bộ trưởng, trưởng ngành. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, thực trạng và giải pháp phát triển vùng DTTS và miền núi đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến và các Bộ trưởng, trưởng ngành đã có những trả lời cụ thể trong từng lĩnh vực.
Để giúp đồng bào DTTS ở vùng miền núi tỉnh Đăk Lăk vươn lên thoát nghèo bền vững, không thể không tính đến việc hỗ trợ người dân sống dựa vào rừng. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương cần phát triển hài hòa nghề trồng rừng cũng như nghề phụ cận.
Từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều thay đổi tích cực.
Từ năm 2014, Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định 2214/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 2214) đã được các địa phương ở khu vực Tây Nguyên tích cực triển khai và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhưng để Đề án thực sự hiệu quả và tiếp tục được triển khai sau năm 2020 thì vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.