Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri

PV - 22:54, 15/08/2019

Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi luôn là sự quan tâm, trăn trở của các cấp, các ngành, của đông đảo đồng bào và cử tri trong cả nước, đặc biệt là cử tri ở vùng DTTS và miền núi. Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (diễn ra từ 20/5-14/6/2019), cử tri ở nhiều địa phương cũng đã có những đề xuất, kiến nghị hết sức trách nhiệm về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc gửi tới lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tại số báo 1543 ra ngày 14/8/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã trân trọng đăng tải nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc về những kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, Phú Thọ về một số vấn đề liên quan tới việc xây dựng, triển khai chính sách dân tộc. Trong số báo này, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục chuyển đến bạn đọc nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn và Quảng Nam.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương trao đổi với cử tri xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương trao đổi với cử tri xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương.

Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Ủy ban Dân tộc xây dựng cơ chế phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong triển khai chính sách, thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Ủy ban Dân tộc nhận được Văn bản số 248/BDN ngày 15/7/2019 của Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bắc Kạn sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: “Hiện nay các chính sách dân tộc được triển khai liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đề nghị Ủy ban Dân tộc xây dựng cơ chế phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong triển khai chính sách, thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo đầu tư đồng bộ và hiệu quả các nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, hiện nay có rất nhiều bộ, ngành (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Quốc phòng, Công an… và Ủy ban Dân tộc) cùng tham gia xây dựng, quản lý, theo dõi chính sách ở vùng DTTS và miền núi và vùng kinh tế-xã hội (KT-XH) ĐBKK. Điều này dẫn đến đa số các chính sách được xây dựng và thực hiện theo yêu cầu, trách nhiệm của từng bộ, ngành, thiếu sự điều phối chung, từ đó tạo ra sự trùng lặp, phân tán, thiếu kết nối giữa các chính sách.

Xuất phát từ thực trạng nhiều đầu mối xây dựng quản lý, theo dõi chính sách; nguồn lực phân tán, dàn trải, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, đòi hỏi phải đổi mới chính sách đầu tư phát triển KT-XH cho vùng DTTS, và miền núi và vùng KT-XH ĐBKK. Thực hiện Nghị quyết 74/2018/QH14 của Quốc hội, kỳ họp thứ 6, khóa XIV; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS. Trình Quốc hội vào tháng 10/2019 để thực hiện từ 2021.

Đề án đề xuất tích hợp các chính sách về đầu tư hỗ trợ (có tính chất đầu tư) thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng DTTS, miền núi theo Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2019 về Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi và vùng KT-XH ĐBKK giai đoạn 2021–2025 với những nội dung cơ bản: Tuyên truyền vận động nâng cao năng lực, thay đổi tư duy, phát huy nội lực của đồng bào DTTS, hội nhập và phát triển cùng đất nước; Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp xã, thôn bản; Phát triển sinh kế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân; Chính sách đặc thù phát triển các DTTS rất ít người và DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đảm bảo an sinh xã hội vùng DTTS và miền núi; Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, ổn định đời sống dân bản gắn với bộ đội biên phòng…

Để xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, triển khai các chính sách đối với vùng DTTS và miền núi, Đề án đề xuất Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp Trung ương do 1 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng Ban Thường trực; các Phó Trưởng Ban chỉ đạo là các Thứ trưởng các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Ở cấp địa phương: Tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng địa phương mà tổ chức cho phù hợp nhưng không thành lập bộ máy chuyên trách, không tăng đầu mối và biên chế. Quy định trách nhiệm của lãnh đạo UBND cấp tỉnh, các sở, ngành; Đoàn Đại biểu Quốc hội; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương…

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Uỷ ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn và Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp.

Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị nâng định mức nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng của Chương trình 134 và Chương trình 135.

Ủy ban Dân tộc nhận được Văn bản số 200/BDN ngày 12/6/2019 của Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Quảng Nam trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: “Hiện nay, các công trình cấp nước sinh hoạt thuộc Chương trình 134 và Chương trình 135 đã xuống cấp, hư hỏng nhưng nguồn kinh phí phân bổ cho công tác duy tu, bảo dưỡng hằng năm cho các công trình này không đảm bảo. Đề nghị nâng định mức nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng để các địa phương sửa chữa công trình nước sinh hoạt, phục vụ Nhân dân”.

Công trình nước sạch được đầu tư từ Chương trình 135 tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Công trình nước sạch được đầu tư từ Chương trình 135 tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Để triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, hằng năm ngân sách Trung ương phân bổ nguồn kinh phí với mức bình quân khoảng 60 triệu đồng/xã và 10 triệu đồng/thôn để duy tu bảo dưỡng các công trình tại địa phương. Với nguồn kinh phí trên đã phần nào giúp các địa phương có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư góp phần quan trọng nâng cao thời gian và hiệu quả sử dụng của các công trình. Mặc dù vậy, nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025 trong đó có Chương trình 135 và dự kiến tăng tỷ lệ vốn duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Uỷ ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam và Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM 

 ĐỖ VĂN CHIẾN

(Còn tiếp)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.