Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi luôn là sự quan tâm, trăn trở của các cấp, các ngành, của đông đảo đồng bào và cử tri trong cả nước, đặc biệt là cử tri ở vùng DTTS và miền núi. Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (diễn ra từ 20/5-14/6/2019), cử tri ở nhiều địa phương cũng đã có những đề xuất, kiến nghị hết sức có trách nhiệm về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc gửi tới lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng tải nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc về những kiến nghị, đề xuất của cử tri.
Ngày 13/8/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, trong đó thống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để UBDT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo quy định.
Hiện nay, không chỉ người dân ở thành thị mà nhiều người ở vùng sâu, vùng xa cũng bị ảnh hưởng bởi những hệ lụy từ mạng xã hội. Đặc biệt là phụ nữ, những cô gái trẻ người DTTS sinh sống ở vùng DTTS, miền núi do nhẹ dạ, sẵn lòng tin người nên đã trở thành nạn nhân của tội phạm mạng... Có người trở về trong nỗi đau, sự tủi hổ, nhưng vẫn còn may mắn hơn bao cô gái khác bặt vô âm tín nơi đất khách quê người.
Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) là hết sức cần thiết. Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Thuận ban hành kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS kể từ năm học 2019-2020, thông qua mô hình “Em nói tiếng Việt”.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào DTTS, trong đó có cộng đồng người Chăm. Từ đó, đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú...
Xuất phát từ nhu cầu cần hỗ trợ khởi nghiệp của đồng bào DTTS và để sự hỗ trợ được triển khai bài bản, Ủy ban Dân tộc đang xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp ở vùng DTTS, miền núi. Đây là Dự án nằm trong Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Ngày 12/8/2019, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và một số tổ chức quốc tế, tổ chức Phi Chính phủ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) không bị bỏ lại phía sau” .
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2016-2020” theo Quyết định 1008/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 1008), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái để làm rõ hơn nội dung này.
Thời gian qua, tỷ lệ sinh con thứ 3, sinh con tại nhà ở huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang có xu hướng tăng cao. Thực trạng này sẽ gây ra những hệ luỵ lớn trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Sáng 9/8, tại Bắc Kạn, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) các DTTS Việt Nam phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật, Chi hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo “Thân thế và sự nghiệp Nhà văn dân tộc Tày Nông Viết Toại” nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 – 24/8/2019).
Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi được ban hành trong Quyết định 2085/QĐ-TTg hướng tới mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo ở địa bàn ĐBKK, hộ DTTS thiếu đất sản xuất có thêm điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, khiến việc giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi này rất khó khăn.
Cùng với chính sách dành cho Người có uy tín, từ năm 2013, tỉnh Kon Tum đã triển khai chính sách đối với Người tiêu biểu trong đồng bào DTTS. Đây là cách làm sáng tạo của địa phương, nhằm phát huy vai trò những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa…
Làng Grang là 1 trong 3 làng thuộc xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có đông đồng bào DTTS sinh sống. Dù điều kiện kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng người Jrai nơi đây luôn có ý thức xây dựng đời sống văn hóa và tích cực lưu giữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc.
Ngày 6/8/2019, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019 (gọi tắt là Điều tra) đã tổ chức buổi họp để chuẩn bị một số nội dung tuyên truyền và tập huấn, giám sát điều tra. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Trưởng Ban Chỉ đạo Điều tra chủ trì buổi họp. Cùng dự có thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện các vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê (TCTK), UBDT.
TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với việc tổ chức các mô hình du lịch, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Phát huy những kết quả đạt được trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, năm 2018, tổ chức đoàn các cấp của tỉnh Gia Lai đã huy động nguồn lực, tập trung hỗ trợ làm nhà tiêu hợp vệ sinh cho 23 hộ nghèo dân tộc Ba Na tại làng Pờ Nang, xã Tú An, Thị xã An Khê, góp phần thay đổi thay đổi nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của đồng bào DTTS.
Bước ra từ bản làng, nhiều người con của đồng bào DTTS đã không ngừng nỗ lực vươn lên trên con đường học tập, công tác, dành các chương trình học bổng du học, khẳng định vị trí, bản lĩnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Thạc sĩ (Th.s) Lý Thị Thùy Dương, dân tộc Nùng, giảng viên, Phó Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Hỗ trợ khởi nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một tấm gương điển hình như thế.
Với tấm lòng nhân văn cao cả và trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, Hội Cựu sinh viên Khóa 39, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (K39NEU) đã cùng nhau góp sức xây dựng nên nhiều điểm trường mới tại vùng DTTS, miền núi, và những ngôi trường mới vẫn đang và sẽ tiếp tục được mọc lên. Nghĩa cử cao đẹp đó đã lan tỏa tình yêu thương, chắp cánh ước mơ tới trường cho hàng ngàn học sinh DTTS, tiếp thêm động lực bám bản của nhiều thầy, cô giáo vùng cao.
Ngày 2/8/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức cuộc họp Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2012-2018”.
Nhằm nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông, đặc biệt là địa bàn vùng DTTS, thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về trật tự an toàn giao thông.