Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri

PV - 23:11, 13/08/2019

Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi luôn là sự quan tâm, trăn trở của các cấp, các ngành, của đông đảo đồng bào và cử tri trong cả nước, đặc biệt là cử tri ở vùng DTTS và miền núi. Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (diễn ra từ 20/5-14/6/2019), cử tri ở nhiều địa phương cũng đã có những đề xuất, kiến nghị hết sức có trách nhiệm về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc gửi tới lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng tải nội dung trả lời của Ủy ban Dân tộc về những kiến nghị, đề xuất của cử tri.

Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị tích hợp các chính sách dân tộc thành chính sách tổng thể:

Ủy ban Dân tộc nhận được Văn bản số 6222/VPCP-QHĐP ngày 12/7/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Nghệ An trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: “Cử tri phản ánh hiện nay việc thực hiện các chế độ hỗ trợ đối với người dân miền núi, người nghèo quá nhiều tuy nhiên lại tản mạn, hiệu quả không cao. Đề nghị Chính phủ rà soát các chế độ hỗ trợ để lồng ghép thành các chính sách tổng thể đảm bảo phát huy hiệu quả”.

Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, đã ban hành khá đầy đủ hệ thống chính sách dân tộc, bao phủ toàn diện các lĩnh vực nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục và đào tạo; y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Thực hiện phân cấp triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; các bộ, ngành ở Trung ương chủ yếu nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách, hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện, tổng hợp đánh giá kết quả và tháo gỡ khó khăn, bất cập đặt ra trong thực tiễn, giảm các khâu trung gian, đã tích hợp một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách.

Cử tri Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trò chuyện với học sinh Trường Phổ thông DTNT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (tháng 4/2019). Ảnh: Mạnh Cường.

Tuy nhiên, do công tác dân tộc liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, nhiều chính sách thực hiện trên cùng địa bàn nhưng riêng lẻ, phân tán, mỗi chương trình, đề án thuộc các bộ, ngành có cơ chế quản lý khác nhau nên rất khó lồng ghép. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc chưa có cơ chế khuyến khích đối với các địa phương thực hiện tốt chính sách cũng như chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các trường hợp triển khai chậm, kém hiệu quả; Tính chủ động của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa được đề cao; Người dân chưa thực sự được tham gia sâu trong quá trình tham vấn, xây dựng, giám sát chương trình, chính sách; Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá chính sách nhiều nơi chưa được chú trọng đúng mức…

Để khắc phục hạn chế, khó khăn và phát huy tốt hơn hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn tới, thực hiện Nghị quyết 74/2018/QH14 của Quốc hội, kỳ họp thứ 6, khóa XIV; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội DTTS. Trình Quốc hội vào tháng 10/2019 để thực hiện từ 2021.

Đề án đề xuất tích hợp các chính sách về đầu tư hỗ trợ (có tính chất đầu tư) thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng DTTS, miền núi theo Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2019 về Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cơ bản: Tuyên truyền vận động nâng cao năng lực, thay đổi tư duy, phát huy nội lực của đồng bào DTTS, hội nhập và phát triển cùng đất nước; Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp xã, thôn bản; Phát triển sinh kế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân; Chính sách đặc thù phát triển các DTTS rất ít người và DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đảm bảo an sinh xã hội vùng DTTS và miền núi; Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, ổn định đời sống dân bản gắn với bộ đội biên phòng...

Đề án được phê duyệt và tổ chức thực hiện sẽ có kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn phát triển nhanh, bền vững; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết căn cơ hơn một số bức xúc của đồng bào DTTS, góp phần đạt được đa mục tiêu về kinh tế-xã hội; quốc phòng-an ninh; xây dựng đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng và Nhà nước.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Uỷ ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An và Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp.

Cử tri tỉnh Phú Thọ đề xuất sớm ban hành Đề án tổng thể phát triển vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn:

Ủy ban Dân tộc nhận được Văn bản số 200/BDN ngày 12/6/2019 của Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trả lời đề nghị, kiến nghị cử tri tỉnh Phú Thọ trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: “Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, sớm ban hành Đề án tổng thể phát triển kinh tế vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững hơn cho vùng đồng bào DTTS miền núi”.

Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị quyết 04/2018/QH14 của Quốc hội, kỳ họp thứ 6, khóa XIV; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS; trình Quốc hội vào tháng 10/2019 để thực hiện từ 2021.

Nhằm giảm tình trạng nhiều đầu mối xây dựng quản lý, theo dõi chính sách đầu tư ở vùng DTTS; nguồn lực phân tán, dàn trải, chưa phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, Đề án đề xuất tích hợp các chính sách về đầu tư hỗ trợ (có tính chất đầu tư) thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát vùng DTTS, miền núi theo Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2019 về Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cơ bản: Tuyên truyền vận động nâng cao năng lực, thay đổi tư duy, phát huy nội lực của đồng bào DTTS, hội nhập và phát triển cùng đất nước; Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp xã, thôn bản; Phát triển sinh kế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân; Chính sách đặc thù phát triển các DTTS rất ít người và DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đảm bảo an sinh xã hội vùng DTTS và miền núi; Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, ổn định đời sống dân bản gắn với bộ đội biên phòng...

Đề án được phê duyệt và tổ chức thực hiện sẽ có kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn phát triển nhanh, bền vững; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết căn cơ hơn một số bức xúc của đồng bào DTTS, góp phần đạt được đa mục tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh; xây dựng đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng và Nhà nước.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Uỷ ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ và Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM 

 ĐỖ VĂN CHIẾN

 (còn tiếp)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - Lê Hằng - 4 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 9 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 13 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 13 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Tin tức - PV - 15 giờ trước
Tối 24/11, xã biên giới Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Kết quả này, là từ sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các công trình, dự án, nỗ lực phát triển kinh tế...từng bước hoàn thành các tiêu chí
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).