Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, đồng bào DTTS chiếm đa số, đời sống còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, việc huy động học sinh ra lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nơi đây.
Sáng ngày 1/9, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn cán bộ người DTTS xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Đoàn tới thăm Hà Nội. Đoàn gồm 50 cán bộ, công chức và Người có uy tín là người DTTS của xã Nghĩa Phương, do ông Đinh Văn Khải, Chủ tịch UBND xã làm trưởng đoàn. Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì buổi gặp mặt.
Sáng 30/8, tại trụ sở Tòa nhà Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã giải trình về “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2018”. Phiên giải trình do Hội đồng Dân tộc Quốc hội (HĐDTQH) tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐDTQH Hà Ngọc Chiến. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là thành viên HĐDTQH và các ĐBQH là thành viên Đoàn giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo các địa phương vùng DTTS và miền núi tham dự phiên giải trình.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng để nâng cao mức thu nhập, giúp người dân thoát nghèo. Chính vì vậy, nhiều năm qua, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ năm 2014, Bắc Kạn triển khai Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” với mục tiêu “đưa cái chữ” đến với đồng bào DTTS vì nhiều lý do chưa được đến lớp, chưa biết chữ. Theo đó, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo mở các lớp xóa mù chữ, giáo dục sau khi biết chữ và giáo dục thường xuyên cấp THCS…
Trong những ngày này, hòa chung với không khí náo nức đón Tết Độc lập của Nhân dân cả nước, đồng bào DTTS trên khắp các bản làng đều hướng về Tết Độc lập với tình cảm, sự biết ơn và niềm tin đặc biệt. Đây cũng là dịp, đồng bào DTTS bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Bác Hồ kính yêu, với Đảng, Nhà nước đã cho họ cơm no, áo ấm, đồng thời giáo dục con cháu mình về truyền thống yêu nước của dân tộc.
Trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện. Qua đó, đời sống người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng đã có nhiều thay đổi về vật chất cũng như tinh thần, cơ hội về sinh kế, các dịch vụ xã hội ngày càng được mở rộng, vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách cũng được nâng cao, thể hiện ở nhiều lĩnh vực.
Khu vực miền núi có nhiều sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc trưng của đồng bào các DTTS. Nhưng làm thế nào khai thác tối đa giá trị của các sản phẩm đó để nâng cao thu nhập cho đồng bào là cả một vấn đề. Câu trả lời có trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Quảng Ngãi phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 98 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 13 xã vùng DTTS và miền núi; tiêu chí bình quân/xã đạt 16,5 tiêu chí; trong đó các xã vùng DTTS và miền núi là 13,5 tiêu chí. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này không phải dễ.
Thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương Quảng Ninh quan tâm với nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, mô hình “tranh thủ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở” đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến ANTT.
Với nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 hướng tới mục tiêu quan trọng là hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng đã gần 4 năm trôi qua, nhiều chính sách của Nghị định này vẫn chưa đi vào cuộc sống, trong đó có chính sách hỗ trợ gạo.
Trong 2 ngày, 26 và 27/8, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Khánh Hòa lần thứ III-năm 2019 đã diễn ra tại TP. Nha Trang. 250 đại biểu đại diện cho gần 72.800 đồng bào thuộc 32 thành phần dân tộc đang sống và làm việc trên địa bàn tỉnh về dự Đại hội.
Sáng 26/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã có cuộc làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bàn về các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) bổ sung vào Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.
Hành trình dẫn vốn tín dụng chính sách đến với bà con DTTS là sự chung tay của cả hệ thống chính trị nhằm giúp bà con phát huy nội lực, tự vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất. Đây cũng là yếu tố quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa vùng DTTS với các khu vực khác tại tỉnh Lâm Đồng.
Một trong những nguyên nhân căn bản khiến phụ nữ DTTS bị hạn chế cơ hội việc làm, họ chủ yếu phải lao động chân tay, nặng nhọc, thu nhập thấp là do quan niệm trọng nam khinh nữ, cho rằng phụ nữ không cần học nhiều. Vì thế, để nâng cao trình độ, kỹ năng cho phụ nữ DTTS, việc đem “trường học” đến cho phụ nữ DTTS là vô cùng cần thiết. Góp phần vào xóa bỏ bất bình đẳng, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ vùng DTTS, miền núi.
Tính đến tháng 7/2019, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) ở các địa phương vùng DTTS và miền núi đạt 45,2%. Mặc dù vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước nhưng đây là một kết quả rất đáng khích lệ của vùng DTTS và miền núi trong nỗ lực xây dựng NTM.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có 92 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, Khánh Hòa chú trọng phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, ổn định an ninh trật tự, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có 16.688 hộ/72.782 khẩu đồng bào DTTS, thuộc 32 thành phần dân tộc. Sau 5 năm (2015-2019) triển khai có hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có những thay đổi rõ nét.
Những năm qua, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS. Từ đó, cán bộ, đảng viên là người DTTS đã phát huy vai trò và có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Đây là chủ đề của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ III năm 2019 vừa được tổ chức vào 22- 23/8 tại TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội có sự tham gia của 249 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 44 vạn đồng bào các DTTS toàn tỉnh cùng đông đảo đại biểu khách mời Trung ương và các tỉnh lân cận. Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.