Những ngày này, đồng bào các DTTS tỉnh Thái Nguyên một lòng hướng về Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ III năm 2019, với tâm thế phấn khởi, tin tưởng và kỳ vọng. 5 năm đã qua kể từ kỳ Đại hội trước, đến nay đời sống vùng đồng bào các DTTS “cái nôi của cách mạng” đã có nhiều đổi thay, vươn lên mạnh mẽ…
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Nghệ An có khoảng 466.137 người, chiếm 15,25% dân số toàn tỉnh. Trong đó, DTTS và miền núi luôn có vị trí rất quan trọng đối với nhiệm vụ giữ vững ổn định an ninh trật tự và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhân dịp Đại hội Đại biểu các DTTS và miền núi lần thứ III tỉnh Nghệ An, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về những thành tựu và kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019.
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu và huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình
Ngày 10/9/2019, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng đã làm việc với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về nội dung hợp tác, hỗ trợ của WB đối với Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (gọi tắt là Đề án tổng thể).
Là một huyện có địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, thời gian qua tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang rất phức tạp. Đặc biệt là các hoạt động “núp bóng” tôn giáo của tổ chức Dương Văn Mình (Tổ chức DVM).
Những năm qua, tỉnh Bình Định được đánh giá là một trong những địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng nâng cao.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019 được tổ chức vào ngày 11-12/9, là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện sự đoàn kết của các dân tộc, không chỉ riêng đồng bào DTTS mà cả cộng đồng các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh. Đại hội cũng là dịp nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; thể hiện ý chí tự lực tự cường, vượt lên khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh... Nhân dịp này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định–Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội về những thành tựu của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh trong thời gian qua.
Đó là sinh viên Lương Thị Hoài (sinh năm 1998), dân tộc Nùng, lớp Giáo dục Tiểu học K42 Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk. Hoài là một trong 73 sinh viên DTTS được tuyên dương trong buổi gặp mặt sinh viên DTTS có học lực giỏi, xuất sắc tỉnh Đăk Lăk lần thứ XXI-năm 2019 được tổ chức ngày 15/8 vừa qua.
Có thể nói, việc hình thành các khu tái định cư sẽ giúp đồng bào DTTS có nơi ở, có đất sản xuất, sống an cư lạc nghiệp xóa bỏ dần tập tục du canh du cư. Vì thế, 5 năm qua, chính quyền các cấp ở Phú Yên đã nỗ lực thực hiện Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, người dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.
Sáng ngày 7/9, tại TP.Tuy Hòa, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Yên lần thứ III chính thức diễn ra. Đến dự Đại hội, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có ông Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; về phía lãnh đạo tỉnh Phú Yên có các ông: Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 62.000 đồng bào của 31 DTTS trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 năm (2014-2018) thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh lần thứ II, vùng đồng bào DTTS, miền núi tỉnh Quảng Bình đã có bước chuyển biến tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo... Thành quả này là đòn bẩy để vùng DTTS và miền núi của tỉnh tiếp tục vươn lên trong giai đoạn 2019-2024.
Vùng DTTS và miền núi hiện vẫn là “lõi nghèo” của cả nước; hầu hết các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn đều tập trung ở khu vực này. Do đó, trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các địa phương vùng DTTS và miền núi gặp rất nhiều rào cản. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) cũng không ngoại lệ.
Trong hàng trăm chương trình, đề án, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi có một số chính sách riêng dành cho phụ nữ DTTS. Nhưng do chưa được lồng ghép giới, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế nên sự tham gia, tiếp cận và thụ hưởng những chính sách này của phụ nữ DTTS vẫn rất hạn chế.
Hơn 22 triệu học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước đã bước vào năm học mới 2019-2020 trong niềm hân hoan, phấn khởi. Cùng với ngành Giáo dục cả nước, nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng bị bão lũ, thiên tai đã khắc phục khó khăn để đón năm học mới với quyết tâm, niềm tin mới.
Đa số các ý kiến đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bài bản, khoa học của Ủy ban Dân tộc trong quá trình xây dựng Đề án Tổng thể phát triển kinh tế –xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (gọi tắt là Đề án) tại cuộc họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Đề án do Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức ngày 04/9/2019 tại Hà Nội.
Xuất khẩu lao động được đánh giá là đòn bẩy để giảm nghèo cho các địa phương có đông đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo cao, sinh kế thiếu bền vững. Nhưng trên thực tế, dù đã có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng số lượng lao động là người DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn rất khiêm tốn.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 2.086 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong vận động bà con phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Ðối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp, ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS. Trước thực trạng đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã phát động triển khai nhiều mô hình, hoạt động đa dạng, thiết thực với địa phương như quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm con đường hoa, nhà vệ sinh để chung tay bảo vệ môi trường tại địa phương.
Mô hình hợp tác xã (HTX) theo chuỗi giá trị, đang được coi là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Với hiệu quả trực tiếp đem lại lợi nhuận cho các thành viên qua vai trò là kênh liên kết hộ nông dân, tạo nguồn sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước.
Năm học mới đã đến, cùng với sự nỗ lực cùng người dân các tỉnh Bắc Trung bộ khắc phục hậu quả thiên tai từ cơn bão số 3, số 4 liên tiếp xảy ra, các thầy cô giáo ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi còn phải nỗ lực vận động các em đến trường để ngày khai giảng trọn niềm vui, với nhiều ước mơ và hy vọng về một ngày mai tươi sáng của các em.