Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Yên Sơn (Tuyên Quang): Ngăn chặn tà đạo xâm nhập vùng DTTS

PV - 14:58, 10/09/2019

Là một huyện có địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, thời gian qua tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang rất phức tạp. Đặc biệt là các hoạt động “núp bóng” tôn giáo của tổ chức Dương Văn Mình (Tổ chức DVM).

Hoạt động phức tạp

Ông Ma Quốc Huy, Trung tá, Đội Trưởng đội An ninh Công an huyện Yên Sơn cho biết, tính đến hết tháng 6/2019, địa bàn huyện Yên Sơn có tới 1750 hộ/8636 khẩu người dân tộc Mông, trong đó có 212 hộ với 1157 người bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức DVM (chiếm khoảng 13,4% dân số người Mông toàn huyện). Các đối tượng cốt cán trong tổ chức DVM tiếp tục lôi kéo quần chúng tham gia hoạt động tụ tập đông người vào các buổi Chủ Nhật. Tại đây, chúng cố tình tái dựng “Nhà đòn” để cất giữ đồ mai táng.

Đồng thời, tổ chức DVM thường xuyên móc nối tìm người tư vấn viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng kiến nghị chính quyền trong việc cưỡng chế tháo dỡ “Nhà đòn”. Bên cạnh đó, chúng khuyến khích, tạo điều kiện cho một số thanh niên tham gia các đợt tập luyện võ nghệ.

Công an huyện Yên Sơn giúp người dân xây dựng nông thôn mới. Công an huyện Yên Sơn giúp người dân xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, tổ chức này thường xuyên liên lạc thông tin, hẹn gặp gỡ nhau để bàn bạc các công việc do chúng tự đặt ra. Thông qua sự tiếp xúc bàn bạc, chúng hướng dẫn nhau cách đối phó với chính quyền, chất vấn đòi hỏi các yêu cầu quá đáng. Huy động người ngăn cản, chống đối lực lượng chức năng. Thường xuyên sử dụng các hình ảnh cắt ghép xuyên tạc để tung lên mạng xã hội kích động bạo lực, nói xấu chính quyền.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, ông Ma Quốc Huy nhấn mạnh, sở dĩ tổ chức DVM hoạt động sâu rộng trong quần chúng là do, chúng đã lợi dụng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, các đối tượng này đã lợi dụng tâm lý của đồng bào DTTS. Chúng hiểu và tận dụng triệt để các mối quan hệ thân tộc, dòng tộc của đồng bào để tuyên truyền lôi kéo. Hơn nữa, đồng bào DTTS thường có tâm lý thật thà, dễ tin người, bị các thế lực thù địch lợi dụng.

Về mặt chủ quan, mặc dù chính quyền đã rất nỗ lực trong việc phòng chống sự xâm nhập của đạo lạ nhưng vẫn có những hạn chế nhất định. Cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh với tổ chức DVM là người dân tộc Mông còn ít, chủ yếu là các dân tộc khác nên có những hạn chế trong sử dụng tiếng Mông để giao tiếp, trao đổi. Một số cán bộ cũng chưa hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào. Một số cán bộ trinh sát còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn công tác, xử lý tình huống chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo.

Tăng cường nhiều giải pháp

Để ngăn chặn sự ảnh hưởng của các thế lực xấu, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, Đại tá Nguyễn Vân Hải, Trưởng Công an huyện Yên Sơn cho biết: Thời gian tới, ngành Công an sẽ tăng cường chỉ đạo lực lượng cán bộ chiến sĩ thực hiện tốt công tác vận động quần chúng. Đồng thời, ngành sẽ tranh thủ lực lượng Người có uy tín để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó, giúp người dân hiểu và phân biệt được những điều tốt, điều xấu.

Công an huyện Yên Sơn tích cực nắm tình hình ở cơ sở. Công an huyện Yên Sơn tích cực nắm tình hình ở cơ sở.

Đồng thời, công an sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng chủ động nắm chắc tình hình ngay tại cơ sở. Tập trung công tác nắm các hoạt động, quản lý được đối tượng cốt cán, cầm đầu. Quyết tâm không để xảy ra các tình huống đột xuất bất ngờ để chủ động tham mưu đề xuất với lãnh đạo các cấp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Trên thực tế, thời gian qua, chính quyền các xã đã xây dựng được một số mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự. Ví dụ như xã Hùng Lợi thành lập 17 tổ tự quản với 96 thành viên; xã Trung Minh thành lập 9 tổ tự quản với 93 thành viên). Qua hoạt động, các mô hình này phát huy hiệu quả rất tốt.

Do đó, thời gian tới, lực lượng Công an huyện cũng sẽ tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập nhân rộng mô hình này ra toàn huyện. Ngoài ra, công an huyện sẽ nghiên cứu xây dựng các mô hình hiệu quả khác như: toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư; đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trinh sát trực tiếp làm công tác tại địa bàn vùng sâu vùng xa; đôn đốc lực lượng công an các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng phức tạp về an ninh trật tự… Qua đó, kịp thời báo cáo lực lượng chức năng để ứng phó phù hợp đảm bảo giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Kinh tế - Hòa Bình - 1 giờ trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là một trong những mô hình kinh tế tập thể quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên ở Gia Lai, thành phần kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập trong hoạt động.
Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 8/12, đồng bào người Co, xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), tưng bừng mừng Tết Ngã rạ. Một năm người Co có 3 ngày Tết lớn, đầu tiên là Tết Độc lập vào dịp Quốc khánh, đến tháng 10 Âm lịch kết thúc mùa lúa là Tết Ngã rạ và Tết Nguyên Đán đầu năm mới.
Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của đồng bào Chăm Hroi huyện Vân Canh. Đây là một các nội dung trọng tâm của Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trong năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025).
Bình Thuận: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719

Bình Thuận: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong 2 năm 2022 -2023, tỉnh Bình Thuận được bố trí: 247.666 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương: 230.976 triệu đồng; ngân sách tỉnh đối ứng (vốn sự nghiệp): 16.690 triệu đồng. Qua đánh giá, mặc dù đã có rất nhiều nổ lực nhưng việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình vẫn còn chậm, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các tiểu dự án của Chương trình
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Nhóm bạn trẻ người Vân Kiều phát triển sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc

Nhóm bạn trẻ người Vân Kiều phát triển sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc

Kinh tế - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Nhằm phát huy giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của đồng bào DTTS và mang lại giá trị kinh tế, nhóm bạn trẻ người Vân Kiều đã tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên địa phương bằng những sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc.
Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống

Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống

Nhờ sự nỗ lực của các cấp, ngành chức năng của tỉnh Gia Lai trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến nay, Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống (HNCHT).
Kon Tum: Độc đáo Chợ phiên dược liệu ở huyện biên giới Đăk Glei

Kon Tum: Độc đáo Chợ phiên dược liệu ở huyện biên giới Đăk Glei

Trong 3 ngày (từ ngày 8-10/12/2023), UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) phối hợp với Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Chợ phiên dược liệu, gia súc và các sản phẩm OCOP năm 2023.
Những đứa trẻ thiếu cha, vắng mẹ

Những đứa trẻ thiếu cha, vắng mẹ

Có cha mẹ bận đi làm ăn xa, thậm chí là chịu phận mồ côi… nhiều đứa trẻ miền sơn cước xứ Nghệ phải ở với người thân trong nỗi khát khao về một mái ấm đủ đầy yêu thương. Để rồi, những hệ lụy, những thiệt thòi trước ngưỡng cửa cuộc đời, cứ thế hiển hiện như càng làm cho bước đường tương lai của các em thêm gập ghềnh hơn.
Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 8/12, hàng chục học sinh Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Trà được đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu với các triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm.