Nhiều di sản được khôi phục, các lễ hội được phục dựng, được “đánh thức” và thực sự phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào… Đó là kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.
Ngày 20/7, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Y tế, Thành đoàn và Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội tổ chức khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTTS 7 xã miền núi của huyện Ba Vì.
Cải cách tiền lương là một trong những nhiệm vụ quan trọng nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính. Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được tăng lên 1.490.000 đồng thay cho mức lương cũ hiện nay là 1.390.000 đồng/tháng. Việc cải cách tiền lương đã góp phần nâng cao mức sống, tác động lớn đến đời sống người lao động ở nước ta, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vùng DTTS, miền núi.
Chỉ còn hơn một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới. Năm nay, sách giáo khoa (SGK) bắt đầu tăng giá cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phụ huynh, học sinh nhất là những gia đình nghèo vùng DTTS, miền núi còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuẩn bị công tác thẩm định SGK với nhiều điểm mới cũng được dư luận đặc biệt quan tâm.
Những quy định về điều kiện chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất sản xuất của đồng bào DTTS được tỉnh Lâm Đồng triển khai trong những năm qua đã giúp đồng bào có tư liệu sản xuất, ổn định sinh kế. Nhưng để chủ trương này hiệu quả hơn thì cần có những điều chỉnh cho phù hợp, cả về phía người dân cũng như chính quyền địa phương.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Các chính sách tập trung tháo gỡ những khó khăn tại địa phương, hỗ trợ người dân có công ăn việc làm, thoát nghèo bền vững. Nhưng bài toán sinh kế cho đồng bào dân tộc không phải lúc nào cũng có thể giải quyết ngay được, mà cần có thời gian để tìm ra lời giải tháo nút thắt tại các điểm nghẽn…
Để trao quyền cho phụ nữ vùng DTTS, vùng khó khăn có cơ hội nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và xóa mù chữ…, thời gian qua, tại nhiều huyện vùng biên tỉnh Thanh Hóa, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực vào cuộc, thành lập các Câu lạc bộ PCBLGĐ, qua đó, đã mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho hàng trăm gia đình nơi vùng biên.
Lâm Đồng là tỉnh thuần nông nên đất canh tác là nền tảng quan trọng đối với đời sống sản xuất của nông dân nói chung và đồng bào các DTTS nói riêng. Việc thực hiện tốt các chính sách về đất đai giúp cho đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, hạn chế tình trạng du canh, du cư và giảm nghèo một cách bền vững.
Xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có 12 thôn, bon với gần 2.400 hộ, 9.000 nhân khẩu, trong đó có 5 bon đồng bào dân tộc Mạ. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS để xứng đáng là cái nôi văn hóa dân tộc Mạ của tỉnh Đăk Nông.
Mặc dù còn là tỉnh nghèo nhưng từ năm 2016, tỉnh Đăk Nông đã chi ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất đối với hộ đồng bào DTTS tại chỗ khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Dù quy mô chính sách không lớn nhưng cũng đã góp phần hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế gia đình.
Với trên 95% dân số là đồng bào DTTS, gồm 3 xã biên giới và 13 xã ĐBKK, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn huyện Tràng Định (Lạng Sơn) gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của ngành Y tế tỉnh, Trung ương cùng sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở nên công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của đồng bào DTTS đã đạt được những hiệu quả tích cực.
Do những thay đổi về cơ chế chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Việc rà soát, tích hợp, bãi bỏ chính sách theo hướng cho không, tăng chính sách theo hướng hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn, sẽ giúp người dân có thêm cơ hội tiếp cận chính sách, khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Hiệu quả bước đầu của việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp là một minh chứng.
Mùa mưa lũ đang đến gần kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong đó có vấn đề mất an toàn từ các nguồn lưới điện. Trước vấn đề này, ngành Điện lực Yên Bái đang khuyến cáo người dân, nhất là người dân ở vùng DTTS chủ động đảm bảo an toàn lưới điện.
Ngày 11/7/2019, tại TP. Đà Nẵng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2012–2018. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, Trưởng đoàn giám sát; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đồng chủ trì Hội thảo..
Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp,… là những trợ lực giúp đồng bào DTTS vươn lên khá giả. Nhưng điều kiện đi kèm là bà con phải có đất canh tác và ý chí tự lực vươn lên.
Từ ngày 11- 12/7/2019, tại Hà Nội, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến cho 152 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS thuộc 14 xã dân tộc miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 11/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo góp ý Dự thảo “Rà soát toàn diện cấp quốc gia” và “Báo cáo quốc gia về thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh” từ khía cạnh bình đẳng giới trong dân tộc thiểu số (DTTS). Hội thảo do Ủy ban Dân tộc và Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đồng chủ trì.
Ngày 11/7/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án Tổng thể phát triển KTXH vùng DTTS, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (Đề án Tổng thể). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT chủ trì buổi họp. Cùng dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Phan Văn Hùng, Hoàng Thị Hạnh, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Chiều 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đồng chủ trì Hội nghị.
Những năm qua, lực lượng Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực vận động bà con giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm sự bình yên cho buôn làng.