Việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Phú Thọ đã góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em; góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Vượt qua rào cản tâm lý và tập tục lạc hậu để khẳng định bản lĩnh của mình, nhiều thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Đắk Lắk đã thành công với những ý tưởng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân, mà còn giúp bà con buôn làng thay đổi tập tục sản xuất, phát triển kinh tế và lan tỏa nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực cho thế hệ trẻ trong các buôn làng mạnh dạn khởi nghiệp.
Triển khai Dự án về “Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (CT MTQG 1719); thời gian qua, Hội phụ nữ huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung về bình đẳng giới.
Phú Yên được biết tới là một mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS ở Phú Yên đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực…
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị và các địa phương vùng DTTS, miền núi đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp người dân từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật; tiếp cận kịp thời các dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý (TGPL); đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.
Trước thực trạng tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh còn cao, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tranh thủ nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt gần đây nhất là nguồn lực thực hiện các mục tiêu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), là cơ hội, động lực quan trọng từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc đã thành công bước đầu trong nỗ lực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tiếp thu được những bài học và sáng kiến trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Nếu như ở đồng bằng, việc tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn tương đối thuận lợi, thì ở miền núi, nhất là ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, hình thức chuyển quyền sử dụng đất này phải bảo đảm những điều kiện pháp lý nhất định. Những ràng buộc pháp lý trong tích tụ ruộng đất ở miền núi là nhằm thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đặc biệt với sự gương mẫu, trách nhiệm của Người có uy tín và những cách làm sáng tạo, việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào phòng ngừa hiểm họa khôn lường từ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT).
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, từ năm 2022-2023, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.
Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Nhằm “đánh thức” tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI đã được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bạn trẻ, đặc biệt là nghệ nhân trẻ DTTS - những người kế thừa, tiếp nối giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Thực hiện nội dung số 1 của Dự án 8 về tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, tạo nên những chuyển biến tích cực.
Văn Bàn là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua, cùng với việc triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từ nhiều nguồn lực, huyện đã và đang tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo, hộ DTTS yên tâm an cư, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, huyện Mèo Vạc có hơn 96% đồng bào DTTS sinh sống. Để hạn chế tình trạng tệ nạn ma túy len lỏi vào từng ngõ ngách mỗi thôn, bản, Mèo Vạc đã cho ra mắt nhiều mô hình dòng Họ về tự quản về an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn ma tuý, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh… Qua đó, đã góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tại vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở. Ông Bùi Văn Thao, dân tộc Mường, Trưởng xóm, Người có uy tín xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong ( Hòa Bình) chính là Người có uy tín như thế.
Tích tụ, tập trung đất đai là phương thức sử dụng đất phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc tích tụ, tập trung ruộng đất ở miền núi, vùng đồng bào DTTS đang và sẽ gặp nhiều khó khăn, không chỉ vì tâm lý “sợ mất đất” của một bộ phận người dân mà còn do nhiều quy định pháp luật ràng buộc, trong khi đồng bào DTTS chưa được tiếp cận nhiều thông tin kiến thức pháp luật về đất đai.