Media -
BDT -
20:00, 01/12/2023 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày 1/12, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Bình Định vừa tổ chức Lễ trao tặng thiết bị âm thanh, trang phục truyền thống cho 4 đội văn nghệ đồng bào dân tộc Hrê, Ba Na ở thôn 1, thôn 2, xã Ân Sơn và các thôn T2, T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân. Mỗi đội văn nghệ được tặng 1 dàn âm thanh, 6 bộ trang phục truyền thống; tổng giá trị quà tặng khoảng 120 triệu đồng.
Giai đoạn 2021 – 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là đóng góp quan trọng của lĩnh vực công tác dân tộc, khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (CNXH), với đặc trưng phát triển toàn diện con người ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.
Kể từ khi Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong vấn đề bình đẳng giới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đời sống của người dân tỉnh Kiên Giang đang từng bước được thay đổi. Trong thời gian tới, Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 giảm nghèo hàng năm từ 1 - 1,5% và giảm 60% số xã không còn đặc biệt khó khăn.
Thời gian qua, Quảng Trị tổ chức thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại 187 thôn, 31 xã khu vực I, II, III và 6 xã có thôn vùng DTTS và miền núi tại 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa). Thông qua các đợt truyền thông nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến dần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Ngày 30/11, Đoàn giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương và làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG.
Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, góp phần giúp bà con giảm nghèo, là điểm tựa để người dân có thêm động lực, yên tâm phát triển kinh tế...
Tin tức -
Trí Phương -
06:59, 01/12/2023 Trong 3 ngày (29/11 đến 1/12), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay, tỉnh An Giang đã hỗ trợ đất ở cho hơn 300 hộ dân và hỗ trợ nhà ở cho hơn 1.000 hộ. Ngoài ra, nhờ nguồn vốn từ Chương trình này, các cấp, ngành, địa phương cũng đã xây dựng hàng trăm công trình, cơ sở hạ tầng ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn và giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,5%/năm, nhiều xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn…
Nhờ phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đổi thay. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.
Kinh tế -
Mạnh Hà -
06:17, 01/12/2023 Chiêm Hóa là huyện có vùng lạc lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 2.800 ha, năng suất bình quân khoảng 32 tạ/ha và sản lượng gần 9.000 tấn/năm.
Kinh tế -
Mạnh Hà -
05:50, 01/12/2023 Không cam chịu đói nghèo, nhiều chị em phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, từ đó giúp cuộc sống ngày càng phát triển, ấm no, hạnh phúc.
A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) là 2 huyện miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống như Pa Cô; Tà Ôi; Cơ Tu; Bru-Vân Kiều…Với địa hình và thời tiết đặc thù; cùng với văn hóa truyền thống đa sắc màu của các dân tộc nên A Lưới và Nam Đông đang có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Theo đó, các địa phương đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư, quảng bá bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Với hơn 72 nghìn người là đồng bào DTTS, gồm 35 dân tộc, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, những năm qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Khánh Hòa đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả.
Mới đây, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban dân tộc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã dành cho Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề về công tác dân tộc, kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở đối với người dân thuộc khu vực miền núi, nhất là vùng DTTS khó khăn lâu nay là việc rất cấp thiết, luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm. Để dần giải quyết vấn đề trên, nhiều năm qua, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm tại Quảng Nam đã có nhiều chính sách, cũng như sự hỗ trợ về kinh phí để giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn cải thiện về nhà ở, chỗ ở.
Không chỉ “ba cùng, bốn bám”, những người lính biên phòng Nghệ An luôn mặc định trong tâm khảm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các DTTS là anh em ruột thịt”. Có lẽ vì thế mà, “quân với dân như cá với nước”, mối quan hệ, gắn bó càng trở nên mật thiết và khăng khít để thế trận lòng dân được giữ vững, an ninh biên giới được tăng cường và củng cố.