Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hoà: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Hoàng Thanh- CTV - 05:41, 01/12/2023

Với hơn 72 nghìn người là đồng bào DTTS, gồm 35 dân tộc, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, những năm qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Khánh Hòa đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả.

(BCĐ- CHuyên đề KHánh Hòa): Khánh Hoà: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
Học sinh Trường Tiểu học Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục được triển khai hiệu quả

Đơn cử như với bậc học mầm non, căn cứ khoản 2, Điều 4, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã ban hành Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 quy định: Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non là 3.070.000 đồng/tháng/45 trẻ, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học. Mức quy định này của tỉnh cao hơn mức quy định trong Nghị định số 105 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hoà còn được hỗ trợ chi phí học tập. Ở bậc học mầm non, mức hỗ trợ mỗi em là 290.000 đồng/tháng; bậc tiểu học là 260.000 đồng/tháng… Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã dành hơn 121,5 tỷ đồng để hỗ trợ tiền ăn, học bổng, nhà ở, miễn giảm học phí, chi phí học tập… cho học sinh thuộc hộ nghèo, khuyết tật, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thầy Huỳnh Tấn Lộc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh phấn khởi nói, nhờ những sự hỗ trợ này đã phần nào giúp các em học sinh dân tộc thiểu số không phải bỏ học giữa chừng. Mức hỗ trợ tuy không lớn nhưng giúp nhà trường và gia đình học sinh đạt được hai mục tiêu. Một là nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh. Trẻ em không còn phải theo cha mẹ lên rẫy, lên rừng mà được tới trường học bán trú, được ăn những bữa trưa no, ngon miệng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao thể chất. Hai là, với các gia đình dân tộc thiểu số, đây cũng là một giải pháp góp phần giảm nghèo thông qua việc tiết giảm các chi phí xung quanh việc đi học của con cái.

Bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho học sinh đến trường, tỉnh Khánh Hòa còn chú trọng đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dậy và học tập cho các trường mầm non, tiểu học, THCS, phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

(BCĐ- CHuyên đề KHánh Hòa): Khánh Hoà: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục 1
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Cam Đức 1 (huyện Cam Lâm).

Năm học 2023-2024, Khánh Hòa có 37 trường mầm non, 56 trường tiểu học, 21 trường THCS, 11 trường THPT được đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, trang thiết bị dạy học, ước tính tổng kinh phí thực hiện trong năm 2023 hơn 701 tỷ đồng. Theo đó, nhiều trường đã được nâng cấp sửa chữa, xây mới khang trang. Điển hình như:

Trường Mầm non Anh Đào (xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn) nhờ nguồn kinh phí đầu tư 24 tỷ đồng, thay vì 3 điểm trường rải rác, trường đã nhập lại 1 điểm trường tại thôn A Pa 1. Giờ đây trường đã có nhiều đổi khác, đủ chỗ học cho gần 300 HS người Raglai.

Còn tại điểm trường Tà Giang 2: Trường Tiểu học và THCS Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn) vừa được xây lại với kinh phí hơn 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. Giờ đây trường đã có 5 phòng học, 1 phòng thiết bị; bàn ghế, bảng viết mới; hệ thống nước sạch cũng đã hoàn thành lắp đặt. Đồng thời, điểm trường thôn Tà Giang 2 vừa xây mới 4 phòng bộ môn, nâng cấp khu nội trú, nhà ăn, bếp, công trình vệ sinh, nước sạch và một số công trình phụ trợ khác, với hơn 14 tỷ đồng đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Đây là mức đầu tư nâng cấp lớn nhất kể từ khi thành lập trường đến nay. Trường có 1 điểm chính và 3 điểm phụ với tổng cộng 625 học sinh người Raglai. Năm học 2023-2024, trường có 240 học sinh (100% là người Raglai) thuộc các xã: Cam Thịnh Tây; Cam Phước Đông - huyện Cam Ranh và Sơn Tân - huyện Cam Lâm). Từ năm học 2023 - 2024, tất cả 108 HS ở điểm trường Tà Giang 2 sẽ được học 2 buổi/ngày; các em từ lớp 3 trở lên được học môn Tiếng Anh, Tin học theo chương trình mới…

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cam Ranh (xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh) cũng đã có cổng mới, màu sơn mới, khu phòng học bộ môn, nhà ăn riêng, sân sau được đổ bê tông... Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, trong các dự án đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 cho các trường dân tộc nội trú có 3 dự án (Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cam Ranh, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh) đang triển khai với tổng mức đầu tư hơn 34,2 tỷ đồng. Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa còn có chính sách hỗ trợ thêm cho học sinh, sinh viên đồng bào DTTS và giáo viên dạy học sinh người DTTS.

(BCĐ- CHuyên đề KHánh Hòa): Khánh Hoà: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục 2
Các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cam Ranh bên khu nội trú vừa xây mới.

Tiếp tục đổi mới về giáo dục đào tạo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn đứng trước không ít khó khăn như: Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế; một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đồng bộ; chất lượng GD ở một số vùng khó khăn chưa cao; nguồn lực thu hút đầu tư cho GD chưa đáp ứng nhu cầu, chưa đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố...

Ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết, giai đoạn 2020 - 2025, ngành GD tỉnh phấn đấu tiếp tục tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên các cấp học cơ bản đáp ứng theo yêu cầu. Theo đó, kết quả nổi bật trong đổi mới công tác quản lý giáo dục của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đó là việc đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các trường. Trên cơ sở đó, các nhà trường đã chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, quan tâm giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống... Ngành giáo dục cũng sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa môn Ngoại ngữ vào giảng dạy một cách có hệ thống từ cấp tiểu học đến Trung học phổ thông; tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, đổi mới phương pháp dạy học… phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

(BCĐ- CHuyên đề KHánh Hòa): Khánh Hoà: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục 3
Học sinh trường dân tộc nội trú Cam Ranh với các hoạt động sáng tạo ngoài giờ học. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống trường, lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để triển khai tốt chương trình, sách giáo khoa mới và hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên gần 66% vào năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách mở để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”.

Trong Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 15/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số ra lớp trong độ tuổi nhà trẻ 15%; tỷ lệ mẫu giáo dưới 5 tuổi đến trường 82%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 99,5%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 99,95%, học trung học cơ sở trên 98%, học trung học phổ thông và trung cấp nghề trên 70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 98%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 8 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.