Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo động lực để đồng bào các DTTS ở Mường Nhé vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương

Hồng Phúc (thực hiện) - 10:50, 03/12/2023

Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé
Ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé

PV: Là địa phương có nhiều dân tộc theo các tôn giáo khác nhau, năm 2011, Mường Nhé từng là điểm nóng về các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước. Nhớ lại sự kiện Mường Nhé, để thấy những thay đổi hiện nay ở huyện là rất lớn, rất quý báu. Xin ông chia sẻ, trong những năm qua việc thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo được Mường Nhé triển khai như nào để đáp ứng nguyện vọng của bà con sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng đúng theo quy định của pháp luật?

Ông Bùi Minh Hải: Tính đến nay trên địa bàn huyện Mường Nhé có 9/11 xã có người theo đạo; 71 bản; 103 điểm nhóm với: 4.107 hộ, 23.558 khẩu theo đạo, chiếm 47,06% dân số toàn huyện. Có 6/10 dân tộc theo tôn giáo thuộc các dân tộc: Kinh, Mông, Sán Chỉ, Dao, Hà Nhì, Hoa (Xạ Phang). Toàn huyện hiện có 82/103 điểm nhóm đạo được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Thời gian qua, trên địa bàn huyện còn tồn tại các loại “tà đạo”: “Bà Cô Dợ”, “Đức Chúa trời toàn năng”.

Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, cụ thể: Cử cán bộ, chiến sĩ xuống cơ sở kịp thời nắm bắt và phản ánh diễn biến, tư tưởng, nguyện vọng của đồng bào có đạo qua đó có giải pháp giải quyết đúng đắn kịp thời các vấn đề bức xúc phát sinh để ngăn chặn các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền luận điệu xấu, gây chia rẽ đoàn kết trong Nhân dân. Thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với trưởng các điểm nhóm, với những người có uy tín trong đồng bào có đạo.

Ngoài ra, huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên các điểm nhóm vào các dịp lễ, tết để đồng bào các tôn giáo thêm phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng của đồng bào có đạo, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo; thực hiện nhiều giải pháp trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ tà đạo. Đến nay trên địa bàn huyện cơ bản không còn các tà đạo trên.

PV: Huyện Mường Nhé đã và đang triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Các chương trình này đã đạt được những kết quả gì nổi bật ?

Ông Bùi Minh Hải: Việc triển khai các chương trình MTQG tại huyện Mường Nhé đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,88%/năm; Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 81,81%. 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Về giáo dục, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,9%, học sinh trong độ tuổi tiểu học đạt 99,7%, học trung học cơ sở 98,1%, học trung học phổ thông đạt 60,8%. Lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu đạt 69,21%.

Về xây dựng nông thông mới, tính đến thời điểm hiện nay, Mường Nhé không còn xã dưới 5 tiêu chí, các tiêu chí ngày càng tăng lên theo từng năm. Cụ thể tính đến 30/9/2023 bình quân số tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt 10,09 tiêu chí/xã; đã có 01 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2020 (xã Sín Thầu). Huyện đang tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã rà soát đánh giá, lập hồ sơ đề nghị công nhận thôn, bản nông thôn mới; tính đến nay bình quân số tiêu chí nông thôn mới cấp thôn, bản trên địa bàn huyện đạt 5,8 tiêu chí/bản. 

Người dân xã Mường Toong, huyện Mường Nhé về nơi ở mới
Người dân xã Mường Toong, huyện Mường Nhé về nơi ở mới

PV: Ông đánh giá thế nào về tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia đối với đời sống Nhân dân tại huyện Mường Nhé?

Ông Bùi Minh Hải: Quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân các dân tộc tham gia tích cực. Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã đóng góp tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo thôn, bản trên địa bàn huyện, đặc biệt là với kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển nông thôn của huyện.

Các Chương trình MTQG được triển khai đồng bộ đã tạo cơ hội và điều kiện để các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện ngày được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người hằng năm đều tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

Mường Nhé từng bước xây dựng trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên
Mường Nhé từng bước xây dựng trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên

PV: Xin ông cho biết, từ nay đến hết năm huyện Mường Nhé xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nào?

Ông Bùi Minh Hải: Trong tháng cuối năm, huyện tiếp tục nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, người đứng đầu. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Cụ thể, về kinh tế: Phấn đấu cả năm 2023 vượt thu 30% dự toán được HĐND huyện giao; xây dựng nông thôn mới: đạt trung bình từ 10,5 tiêu chí/xã. Về xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia còn là 49,08%. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm tại Nghị quyết số 11-NQ-HU ngày 20/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị năm 2023. Bám sát các nghị quyết chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện khóa V.

Thứ hai: Thực hiện tốt quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn, tích cực đôn đốc xử lý nợ đọng thuế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để tập trung hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở đối với dân tộc thiểu số và hộ nghèo; đặc biệt hoàn thành việc thực hiện hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hỗ cận nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ. Tập trung triển khai các chương trình, dự án để tạo giải quyết việc làm ổn định cho người lao động.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục; rà soát, sắp xếp bố trí đủ giáo viên dạy học. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng. Tiếp tục đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch của huyện. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, để người dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.

Thư tư: Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Nâng cao hiêu quả công tác tuyên truyền để người dân nâng các ý thức trách nhiệm trong việc bảo về môi trường đặc biệt là ý thức bảo về nguồn nước và xử lý rác thải.

Trân trọng cảm ơn ông! 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 4 phút trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 8 phút trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 11 phút trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 20 phút trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 8 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 9 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm. Đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.