Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai có trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Kháng, Dao, La Ha. Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương, buôn bán của nhân dân, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ kết nối vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Xã hội -
Minh Phương -
10:05, 05/12/2023 Thực hiện tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025, đến nay tỉnh Lào Cai không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tình trạng tảo hôn đang từng bước được đẩy lùi.
LTS: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Sau hơn 2 năm tỉnh Hòa Bình tổ chức, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất tại vùng đồng bào đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Chính sách giáo dục cho đồng bào DTTS ngày càng được hoàn thiện, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".
Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.
Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thực hiện mô hình “Bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi tại Khu Kinh tế - Quốc phòng tỉnh Nghệ An, năm 2023”, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4, Quân khu 4 đã cấp phát vật tư, con giống cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Nghệ An.
Với khát vọng xây dựng quê hương thoát nghèo, ngày càng giàu đẹp, nhiều thầy cô giáo người DTTS tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã nỗ lực lao động, nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Các thầy cô chính là những "cánh chim không mỏi" lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước, đóng góp sức mình thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc.
Media -
BDT -
20:00, 04/12/2023 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ và phát triển bền vững di sản văn hóa sống. Những cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Gìang. Nghệ nhân người Mường chắt chiu, gìn giữ bản sắc văn hóa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, hộ gia đình tự làm”, những căn nhà mới được xây dựng đã góp phần tạo động lực cho các hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh An Giang được an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, Người có uy tín ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã trở thành "điểm tựa" quan trọng cho đồng bào DTTS nơi thôn xóm, bản làng. Phát huy vai trò trách nhiệm, Người có uy tín luôn đi đầu và hướng dẫn, vận động Nhân dân triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các lĩnh vực hoạt động ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương.
Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền; sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, nhất là đồng bào ở những địa bàn thụ hưởng các chương trình dự án, chính sách dân tộc thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), ở tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả tích cực
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hòa Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất nội dung trong thúc đẩy bình đẳng giới, tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử. Trong đó có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Những năm qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.