Do điều kiện đi lại khó khăn, người dân ở các xã miền núi huyện Hoài Ân (Bình Định), không có điều kiện để tiếp cận với các cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến trên.
Những năm qua, nghề làm bún-bánh ở TX. An Nhơn, Bình Định đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình ở địa phương. Tuy nhiên, cũng chính tại các làng nghề này, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra vô cùng nghiêm trọng mà vẫn chưa có cách xử lý triệt để.
Tối 5/5 vừa qua, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn (Bình Định), đã diễn ra Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (DSVHPVT).
Với những tài liệu lịch sử và di tích để lại, vùng đất Nước Mặn thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định) là nơi được nhiều nhà nghiên cứu công nhận có ảnh hưởng quan trọng, chủ đạo trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XVII.
Diện tích rừng của tỉnh Bình Định phân bố rộng, địa hình đồi núi, nhiều nơi xa xôi, cách trở khiến cho công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
Nón ngựa là một trong những sản phẩm thủ công của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa.
Sáng 19/04/2018, UBND tỉnh Bình Định tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia ADB và tư vấn quốc tế về chuẩn bị Dự án “Cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số - CRIEM”.
Tại vùng biển Việt Nam nhất là ở vĩ tuyến 13 đến 17 là nơi mà nhum cư ngụ. Nhum còn được gọi với những tên như là cầu gai hoặc nhím biển. Nhum lại được chia ra thành nhiều loại nhum khác nhau. Và loại nhum được dùng để chế biến nên đặc sản mắm nhum bắt buộc phải là loại nhum ta có màu đen.
Thời gian qua, bằng những hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp (do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ vốn) đã và đang giúp người dân tỉnh Bình Định phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn.
Những năm gần đây, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) đã có ý thức và động lực thoát nghèo. Với sự nỗ lực vượt bậc trong phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã đã mạnh dạn tự nguyện đăng ký xin thoát nghèo.
Khi làm bánh hồng đòi hỏi người làm phải chịu khó, tỉ mỉ và khéo léo. Không khéo sao được khi ngay từ khâu chọn nguyên liệu, họ đã phải tinh mắt, nhanh tay. Dừa phải là loại sỏi xanh tươi rói. Nếp phải là loại nếp ngự cao dẻo thơm có tiếng. Bột nếp đã hấp cho vào máy quay khoảng hai tiếng đồng hồ cùng dừa sợi và lượng đường vừa phải. Lửa phải để riu riu cho tới khi khuôn bánh tỏa mùi thơm dịu dàng, thanh thoát.
Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào DTTS huyện Vân Canh (Bình Định).
Có thể nói, việc xác định hướng đi đúng trong cơ chế thị trường hiện nay là yếu tố quan trọng giúp các HTX khai thác tiềm năng để phát triển. Những năm qua, HTX nông nghiệp Ngọc An (xã Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn, Bình Định) đã có những bước đi đầy năng động, thể hiện sự sáng tạo trong việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu nhập cho xã viên.
Những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn huyện Vân Canh (Bình Định) có chiều hướng gia tăng, đặc biệt năm 2017, tăng gần 6% so với năm 2016. Thực trạng này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác DS- KHHGÐ.
Dù đã được công nhận là đơn vị hành chính cấp phường hơn 6 năm, nhưng đến nay, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn (Bình Định) vẫn chưa có hệ thống cấp nước sạch. Hàng ngàn hộ dân địa phương rơi vào tình trạng “khát” nước sạch, nhất là vào mùa nắng nóng.
Có thể nói, tăng cường năng lực về tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những yếu tố quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi. Vấn đề này, được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bình Định triển khai nhiều năm nay và đã có một số chuyển biến tích cực...
Quá trình thực hiện hiệu qủa các chính sách dân tộc, miền núi trong hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ… đã góp phần thúc đẩy kinh tế 3 xã vùng cao Đăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn của huyện Hoài Ân (Bình Định) phát triển đi lên.
Tuy bị cấm nhưng hiện nay, nhiều người dân ở Bình Định vẫn dùng ghe máy gắn gọng xiết (thường gọi là xung điện, xiết máy), tàu hành nghề lưới kéo (giã cào) để khai thác thủy sản trên các đầm, vùng ven biển. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn. Thế nhưng, thực tế còn rất nhiều khó khăn để xử lý thực trạng này.
Nhờ những làng đồng bào DTTS có ý thức cao trong việc giữ rừng, nên nhiều cánh rừng ở Bình Định vẫn giữ được màu xanh vốn có của đại ngàn. Từ việc bảo vệ rừng, người dân cũng được thụ hưởng nhiều loại “lộc rừng” quý giá như: chò chai, dầu rái, mật ong, bông đót…, giúp họ nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Từ nguồn vốn sự nghiệp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND xã Canh Hiển, huyện Vân Canh, Bình Định đã thực hiện Đề án cấp bò giống cho người dân giúp người dân phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững.