Vừa qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QÐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đã thực hiện giám sát tại các huyện, thị xã về công tác này. Qua đó, đoàn đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại cần khắc phục.
“Dẫu tận cùng đau đớn, vẫn phải cần có nhau”-Câu châm ngôn được những thân phận có tâm hồn luôn căng tràn khát vọng nhưng lại mang trên mình căn bệnh phong quái ác ở Làng phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định) tự đúc rút ra và thủ thỉ vào tai nhau mỗi khi bình minh ló rạng. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, nghị lực được nhân lên bởi những san sẻ yêu thương, những chăm chút tận tình của các nhân viên y tế, các nhà hảo tâm. Có người bệnh nhẹ, điều trị khỏi về nơi phồn hoa nhưng rồi nhớ làng đến da diết lại khăn gói quay về.
Chỉ vài chục cây số đầu nguồn sông Kôn, đoạn chảy qua tỉnh Bình Định, những cơ quan chức năng đã cho phép triển khai đến 14 nhà máy thủy điện, có tổng công suất lắp máy 312,1MW. Trái ngược với số lượng nhà máy thủy điện xuất hiện ở đây, là đời sống kinh tế-xã hội của người dân ngày càng khó khăn do phải di dời, hoặc nhường đất để xây dựng các công trình thủy điện, bên cạnh đó, họ còn thường trực nỗi lo thiên tai mỗi khi mùa mưa lũ đến.
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (khóa XVIII) về “Tăng cường hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương, đơn vị vùng đồng bằng với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã có 242 địa phương, đơn vị vùng đồng bằng kết nghĩa với 173 địa phương, đơn vị vùng DTTS. Tổng số tiền, quà được hỗ trợ trị giá trên 20,52 tỉ đồng.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có tác động không nhỏ đến thị trường lao động của Việt Nam. Làm thế nào để tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang là thách thức không nhỏ đối với các trường nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thời gian gần đây, ở Bình định liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng lớn. Nhiều cánh rừng phòng hộ với những cây gỗ lớn, hai ba người ôm bị các đối tượng lâm tặc triệt hạ không thương tiếc. Điều đáng nói là các vụ phá rừng đều diễn ra trong thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng không phât hiện và ngăn chặn kịp thời.
Năm 2008, sau nhiều năm ấp ủ và tìm kiếm địa điểm xây dựng một điểm gặp gỡ khoa học quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam cùng với sự giúp đỡ nhiệt huyết của lãnh đạo tỉnh Bình Định, Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Giáo sư Lê Kim Ngọc đã quyết định lựa chọn Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) làm nơi tọa lạc của Trung tâm ICISE.
Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tại cuộc họp xử lý vụ khai thác rừng trái phép xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh ngày 6/8.
Mặc dù tỉnh Bình Định đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, nhưng việc thu hút bác sĩ về công tác tại các cơ sở y tế không đạt được kết quả như mong muốn. Ðiều này khiến nhiều trung tâm y tế (TTYT), bệnh viện tuyến huyện luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ, nhất là các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
UBND các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông trên địa bàn.
Núi Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định) đang bị nứt kéo dài với hàng chục điểm, ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn. Địa phương đang nâng cao cấp độ cảnh báo đến hàng trăm người dân sống lân cận, đề phòng thảm họa lở núi vào mùa mưa.
Sống bên mép sóng, những cơn triều cường ngày càng dữ dội đang tiến sát vào bờ, người dân vùng biển miền Trung nhao nhác với nỗi lo canh cánh, người mất nhà, kẻ mất đất, người mất miếng ăn, những đứa trẻ nheo nhóc chỉ vì những cơn sóng vô tình. Thế nhưng, để có một giải pháp bền vững cho những ngôi làng này không phải là chuyện dễ.
Từ đầu năm đến nay, nhiều nhân viên quản lý-bảo vệ rừng ở tỉnh Khánh Hòa, Bình Định... đồng loạt xin nghỉ việc. Tình trạng này khiến cho các đơn vị thiếu nhân lực trầm trọng, “cuộc chiến” bảo vệ rừng cũng ngày càng cam go hơn.
Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, biển xâm thực mạnh gây sạt lở nghiêm trọng tới nhiều ngôi làng ven biển ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tình trạng này, khiến không ít ngôi làng bị “ngoạm” mất nhiều diện tích đất, đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Sáng 12/6, tại TP. Quy Nhơn, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về tình hình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc theo Quyết định số 449 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ÐT) đang triển khai tinh giản 10% biên chế trong tổng số viên chức. Tuy nhiên với tính chất đặc thù, việc tinh giản đội ngũ này đòi hỏi phải tính toán kỹ và linh hoạt nhằm đảm bảo quyền lợi của người học.
Thời gian qua tổ chức Hội Phụ nữ ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy nội lực để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc và tham gia xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Do điều kiện đi lại khó khăn, người dân ở các xã miền núi huyện Hoài Ân (Bình Định), không có điều kiện để tiếp cận với các cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến trên.
Những năm qua, nghề làm bún-bánh ở TX. An Nhơn, Bình Định đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình ở địa phương. Tuy nhiên, cũng chính tại các làng nghề này, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra vô cùng nghiêm trọng mà vẫn chưa có cách xử lý triệt để.