Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bình Định: Thiếu kinh phí, địa phương bó tay!

Lê Phương - 17:31, 30/11/2020

Tỉnh Bình Định có một số con sông lớn như sông Kôn, sông Lại Giang, sông Kim Sơn, sông Hà Thanh..., chảy qua địa phận nhiều địa phương. Để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống dọc theo các con sông, tỉnh đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng bờ sông để ngăn sạt lở; tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoạn bờ sông chưa được đầu tư, xây dựng nên bị nước sông xâm thực, dòng chảy của nước xoáy sâu vào bờ,gây sạt lở.

Sông Hà Thanh chảy qua địa bàn xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) đang ngày càng “ăn” sâu vào đất sản xuất của người dân
Sông Hà Thanh chảy qua địa bàn xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) đang ngày càng “ăn” sâu vào đất sản xuất của người dân

Nỗi lo sông lở

Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân sinh sống dọc sông Kôn đoạn chảy qua xóm 1, xóm 2, xóm 3 và xóm 4, thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) phải sống thấp thỏm vì bờ sông bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất canh tác dọc triền sông của bà con đã bị “hà bá” nhấn chìm. Nhiều ngôi nhà chỉ cách mép bờ sông chừng 3 - 4m.

Người dân ở địa phương cho biết, cách đây chừng 10 năm, khoảng cách từ bờ sông đến vùng đất canh tác dọc sông rông gần 10m. Nhưng 3 năm trở lại đây, mưa lũ triền miên, nước lũ xâm thực, ăn sâu vào trong mỗi năm tới 1 - 2m. Đến nay, bờ sông đã tiến sát, cuốn trôi nhiều diện tích đất canh tác tại đây.

Bờ đê sông Véo qua thôn Trường Định 1, xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn) đang bị nạn xâm thực “tấn công”, đe dọa đến cuộc sống của bà con trong vùng (Ảnh tư liệu)
Bờ đê sông Véo qua thôn Trường Định 1, xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn) đang bị nạn xâm thực “tấn công”, đe dọa đến cuộc sống của bà con trong vùng (Ảnh tư liệu)

Tương tự tại huyện Hoài Ân cũng có nhiều điểm sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đất ở của người dân và đường giao thông. Các điểm sạt lở xảy ra chủ yếu dọc bờ sông An Lão đoạn qua xã Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây và sông Kim Sơn đoạn qua xã Ân Đức, Ân Hữu và thị trấn Tăng Bạt Hổ.

Còn tại An Lão, nhiều vị trí cũng bị nước sông khoét sâu vào bờ, gây sạt lở nghiêm trọng. Ông Nguyễn Thành Lập, ở thôn Thuận An, xã An Tân (An Lão) cho biết: Trước đây, trước mặt nhà tôi còn có một dãy nhà khác và 100m đất trồng dâu, trồng sắn… nhưng bây giờ, thì dãy nhà nằm ở đằng đó đã bị đổ sập, đất canh tác cũng không còn. Nước sông chỉ còn cách móng nhà của tôi chừng 4m.

Trong khi đó, tại huyện Vân Canh, tình trạng sạt lở bờ sông Hà Thanh cũng thường xuyên diễn ra tại các xã như: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp... Ông Đỗ Kim Chung, người dân ở xã Canh Vinh chia sẻ: Tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra từ nhiều năm nay. Nguyên nhân khiến nạn sạt lở bờ sông Hà Thanh gia tăng qua từng năm, một phần do ảnh hưởng bởi tình hình mưa lũ; phần nữa, do nạn khai thác cát bừa bãi trước đó làm lòng sông bị biến dạng; từ đó, khiến dòng chảy bị thay đổi nên mỗi khi nước từ thượng nguồn đổ về lại xoáy sâu vào bờ, gây sạt lở.

Vẫn là do thiếu kinh phí!

Tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để khắc phục được tình trạng này cần nguồn kinh phí rất lớn nên trước mắt, các địa phương chỉ khắc phục từng bước.

“Tình trạng sạt lở bờ sông thời gian qua xảy ra khá nhiều ở các địa phương trên địa bàn huyện. Huyện đã cố gắng đầu tư, nâng cấp những đoạn, tuyến bị sạt lở nằm trong khả năng của địa phương, tuy nhiên việc đầu tư chỉ ở mức độ tạm thời”.

Ông Nguyễn Bá Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh

Theo lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn, bờ tả và bờ hữu sông Kôn dài gần 40km. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, vốn ngân sách của huyện, địa phương đã xây dựng được khoảng hơn 10km kè chống sạt lở sông Kôn. Tuy nhiên so với con số 40km bờ sông đang trong diện bị xâm thực, xói lở thì con số thực hiện còn khiêm tốn. Do kinh phí ngân sách có hạn, nên UBND huyện phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các đoạn đê cấp thiết, xung yếu, có nguy cơ vỡ cao.

Cũng theo đánh giá của UBND huyện Tây Sơn, ngoài các điểm xung yếu trên, hiện nay vẫn còn nhiều điểm đê sông Kôn sạt lở; kinh phí không đủ để cùng lúc kiên cố hóa các công trình. Vì vậy, biện pháp tạm thời của huyện là phối hợp với chính quyền các địa phương chủ động kiểm tra, chuẩn bị bố trí trước địa điểm di dời dân trong những trường hợp cần thiết, cắm biển báo vùng có nguy cơ sạt lở để người dân chủ động đề phòng và sơ tán kịp thời.

Nạn khai thác cát trộm là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông ở Bình Định
Nạn khai thác cát trộm là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông ở Bình Định

Còn tại huyện Hoài Ân, theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện, hầu hết, các điểm sạt lở qua khảo sát đều nằm trong diện cần đầu tư, tu bổ, nâng cấp khẩn cấp; tuy nhiên, kinh phí để đầu tư, nâng cấp đê, kè ở những đoạn, điểm sạt lở này quá lớn, huyện không “kham nổi”".

“Trước mắt, để chủ động ứng phó với tình hình bão, lũ sắp tới trong khi chờ nguồn kinh phí hỗ trợ để nâng cấp các tuyến đê, kè; UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch di dời các hộ dân nằm trong diện chịu ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi tránh, trú an toàn; đồng thời, phân công cán bộ địa phương có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc di dời; nhất là các hộ gia đình nằm sát mép sông”, ông Khúc cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 4 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.