Xã hội -
Tráng Xuân Cường -
19:03, 09/10/2024 Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà (Lào Cai) vừa phối hợp với Đảng ủy xã Tả Van Chư tổ chức Hội nghị Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sinh con dưới 18 tuổi cho đồng bào Mông thôn Nhiều Cù Ván.
Media -
BDT -
20:00, 26/03/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng đối thoại với thanh niên. Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”. Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để chung tay xây dựng nếp sống văn hóa mới trong từng bản làng, nếp nhà của đồng bào, bao năm qua, đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, trưởng các dòng họ người Mông đã luôn nêu gương, đi đầu thực hiện, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động cho bà con trong bản, trong dòng họ người Mông làm theo. Điển hình nhất là việc đã thay đổi được tập quán của đồng bào Mông ở các huyện vùng cao trong việc thực hiện việc tang lễ theo nếp sống văn hóa là, đưa người mất vào quan tài để giữ gìn môi trường, sức khỏe, tiết kiệm tiền bạc.
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Trong những năm gần đây, đồng bào Mông ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trong việc tổ chức tang lễ. Đây là kết quả ghi nhận từ sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền đến Nhân dân bằng nhiều giải pháp, qua đó đã giúp loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa mới gắn với việc thực hiện các mô hình, phong trào hoạt động thiết thực trong vùng đồng bào Mông.
Media -
Quỳnh Trâm -CTV -
06:38, 06/12/2023 Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Xã hội -
Tráng Xuân Cường -
16:39, 24/07/2023 Chiều 24/7, Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Hoàng Thu Phố tổ chức ra mắt Mô hình "Thôn, bản không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống" tại thôn Chù Chải.
Với đồng bào Mông, thường ngày cần mẫn trên ruộng bậc thang, trên nương đá nhưng khi ngơi tay là cầm cây khèn lên để tâm tình với mình, thủ thỉ với người yêu, hoặc dùng tiếng khèn trò chuyện với bạn bè và trổ tài trong hội Xuân, phiên chợ... Vậy nên, mùa Xuân về ở các bản làng người Mông của tỉnh Nghệ An không thể thiếu tiếng khèn.
Trước đây khi giao thông chưa thuận lợi, ngựa thồ là phương tiện chính trong việc đi lại, thồ hàng hóa của đồng bào Mông ở Lai Châu. Tiếng móng ngựa gõ đá xa gần trong mỗi dịp chợ phiên, tiếng ngựa hí vang sau một quãng đường dài vất vả đồng hành cùng bà con…
Trong hương Xuân ấm áp, hoa đào, hoa mơ, hoa mận bung nở, khoe sắc trên những triền đồi hay trong vườn nhà, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, như khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ. Trai, gái người Mông xúng xính váy áo đi chơi hội. Nhiều du khách cũng tìm đến Hua Tạt để được chiêm ngưỡng mùa Xuân độc đáo trên bản đồng bào Mông.
Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) là địa phương có đông đồng bào Mông sinh sống. Trải qua nhiều cuộc thiên di, đồng bào nơi đây vẫn kiên gan “bám đá” để làm nên bề dày lịch sử của một vùng đất và sản sinh ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Về với Cao nguyên Tủa Chùa hôm nay, giữa tầng tầng, lớp lớp đá xám, âm thanh réo rắt của những cây khèn Mông vẫn có sức hút đặc biệt.
Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.
Xã hội -
Nguyễn Đức Cương -
20:07, 24/06/2023 Dưới chân núi Phu Xai Lai Leng, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, ngày trước không có đường vào. Đồng bào Mông sống heo hút nơi rừng cao, núi thẳm và gần như biệt lập với cuộc sống bên ngoài. Vì thế mà cái chảo gang trên bếp của đồng bào Mông theo đó cũng thường xuyên xê dịch, bập bênh nhọc nhằn theo lưng người mà di chuyển để kiếm cái ăn, như tiếng khèn buồn bã.
Media -
Trọng Bảo -
00:25, 12/05/2023 Với 100% đồng bào Mông sinh sống, thời gian qua bà con Nhân dân xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si ma cai, tỉnh Lào Cai luôn nêu cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát triển những nét đẹp văn hóa, những làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình. Hiện nay, việc bảo tồn những nét đẹp văn hóa đã và đang được xã gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã hội -
PV -
14:42, 13/06/2023 Trong nhiều năm qua, cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện xuống với dân, cùng lao động sản xuất, cùng dự sinh hoạt chi bộ vào ngày cuối tuần đã thành nền nếp ở tỉnh Yên Bái. Qua đó, cán bộ, đảng viên tạo được sự gắn bó chặt chẽ, thân thiết, gần gũi với Nhân dân.
Chàng trai Và Bá Của ở bản nghèo, xã khó năm nào giờ đã là một cán bộ người dân tộc Mông duy nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An. Anh đùa vui: Nhìn cũng oai lắm đó. Nhưng với bà con, với đồng bào, mình chỉ là một người con, một công dân nhỏ bé thôi…
Lên vùng cao Lai Châu, không khó để bắt những chàng trai, cô gái người Mông trong những bộ trang phục truyền thống. Dù là sự tươi tắn, rực rỡ trong họa tiết váy áo của chị em phụ nữ hay sự nền nã của sắc chàm đen đối với trang phục thường nhật của nam, thì trong quá trình tạo ra một bộ trang phục đều phải trải qua kỹ thuật nhuộm chàm rất kỳ công
Trước mùa mưa bão năm nay, đồng bào Mông ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) sẽ không còn phải nơm nớp lo sợ nữa. Bà con háo hức di dời chuyển đến khu tái định cư do Nhà nước đầu tư, cùng nhau xây dựng lại nhà cửa và bắt đầu cuộc sống mới.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 5 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.