Xã hội -
Minh Ngọc -
23:15, 19/12/2019 Đã hơn 20 năm nay, đồng bào dân tộc Mông ở thôn Đạ M’ Pô, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, Lâm Đồng vẫn mòn mỏi chờ ánh sáng điện lưới quốc gia bừng sáng lên trong những ngôi nhà của thôn mình. Mặc dù thôn đã có đường bê tông hóa khang trang, có trạm y tế, có lớp học mầm non nhưng do chưa có điện nên đời sống của bà con vẫn luẩn quẩn trong cái nghèo.
Đồng bào dân tộc Mông ở Bắc Kạn hiện vẫn giữ nhiều giá trị đặc sắc văn hóa khá nguyên sơ, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn và chế tác khèn Mông. Năm 2015, nghệ thuật múa khèn của người Mông tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
“Tết Mông xuống phố 2019” tổ chức ngày 13/01/2019 tại TP. Hà Nội-sự kiện văn hóa thường niên chào đón năm mới của cộng đồng dân tộc Mông vừa khép lại.
Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đồng bào dân tộc Mông ở xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã chung tay xây dựng nếp sống mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) có 6 thôn đồng bào Mông với 1.304 hộ, 8.587 khẩu. Trong những năm qua, Đảng ủy xã Cư Pui luôn quan tâm đến công tác kết nạp đảng viên, đặc biệt là đảng viên là người dân tộc Mông. Đến nay, toàn xã đã kết nạp được 12 đảng viên là người dân tộc Mông, cả 6 thôn đồng bào Mông cư trú đều đã thành lập được chi bộ. Tuy nhiên những năm gần đây, việc phát triển đảng viên mới ở các chi bộ này lại đang gặp nhiều khó khăn.
Hơn 10 năm trước, kể từ khi những hộ đồng bào Mông đầu tiên từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào sinh sống tại thôn 12 xã Vụ Bổn, huyện Krông Pak, Đăk Lăk, đến nay, một bản làng đông đúc, trù phú với 423 hộ đã hình thành (trong đó đồng bào Mông chiếm hơn nửa).
Trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn ở xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tăng đáng kể. Năm 2016, xã có 5 cặp tảo hôn, đến 2017, con số này tăng lên 10 cặp trong tổng số 22 cặp kết hôn trong năm, chiếm tỷ lệ khoảng 45% và từ đầu năm 2018 đến nay có 2 cặp. Đây là con số đáng báo động về tình trạng tảo hôn ở địa phương này.
Trên cung đèo Pha Đin hơn 30km thuộc địa phận các huyện Thuận Châu (Sơn La), Tuần Giáo (Điện Biên), nhiều năm qua, bằng việc mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng bào Mông nơi đây đã tìm được những mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế từng bước nâng cao đời sống phát triển bản làng.
Thanh Hóa có khoảng 1.600 già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của mình, các già làng, trưởng bản đang là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.