Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo Tết Nào Pê Chầu của đồng bào Mông tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Minh Nhật - 16:52, 31/12/2024

Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào dân tộc Mông.

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tổ tiên trong tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tổ tiên trong Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên vừa tổ chức các hoạt động tái hiện Tết Nào Pê Chầu.

Người Mông sinh sống ở hầu khắp các địa phương của tỉnh Điện Biên, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ. Bất kể địa bàn cư trú nào, họ luôn chú trọng tổ chức Tết Nào Pê Chầu - một nét đẹp cổ truyền.

Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào Mông. Trong một năm người Mông có rất nhiều lễ, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết cổ truyền Nào Pê Chầu. Tết bắt đầu cho năm mới, với hy vọng mọi sự may mắn, tốt lành và một tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với người Mông, hằng năm sau khi thu hoạch mùa màng, cuối tháng 11 âm lịch, cơ bản mọi việc đã hoàn tất, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng cũng là lúc hết tháng 12 (theo cách tính âm lịch riêng của người Mông, thường sớm hơn Tết Nguyên Đán một tháng) thì người Mông tổ chức ăn Tết cổ truyền Nào Pê Chầu.

Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH
Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Nghi lễ của Tết này thường diễn ra từ 10 đến 15 ngày, với phần lễ và hội. Riêng phần lễ diễn ra từ chiều 30 cho đến hết chiều mùng 3 Tết, các nghi lễ này chủ yếu diễn ra tại các gia đình, trưởng dòng họ. Còn phần hội diễn ra tại sân của bản cho đến hết Tết.

Để chuẩn bị các mâm cúng trong Tết Nào Pê Chầu, các gia đình phải có đủ các đồ lễ là lợn, gà, bánh trái, hương hoa…

Lợn được các gia đình nuôi từ đầu năm đợi đến Tết mới thịt, một phần thịt để dâng cúng và có thịt ăn Tết. Người Mông thường chế biến món thịt sấy, thịt mỡ ngâm muối treo gác bếp dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Gà là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng; ngoài ra có bánh dày được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo được trồng ở mảnh đất tốt, để giã được bánh dày thơm ngon thì thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp.

Mâm lễ Tết của đồng bào Mông cũng không thể thiếu trứng gà. Theo quan niệm của người Mông, trứng gà tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Dịp Tết, người Mông lấy trứng làm đồ lễ dâng gọi các hồn vía con cháu trong nhà, cùng với hồn vía của các loại nông sản và vật nuôi về với thân chủ và gia đình để cùng ăn Tết.

Cũng không thể thiếu là hương dùng để thắp lên khi làm các nghi lễ thờ cúng. Hương được đồng bào làm từ một loại cây rừng có tên gọi là lộng xeng. Cây lộng xeng sau khi lấy từ rừng về đem phơi khô, dùng cối giã thành bột mịn và trộn thêm tro bếp theo tỷ lệ một chậu bột cây lộng xeng trộn với 1 bát tro bếp. Hỗn hợp bột sẽ được se vào tăm hương.

Ngoài ra, trong các nghi thức cúng lễ, người Mông thường lấy giấy dó cắt thành các mảnh to bằng bàn tay, sao cho đều nhau để làm tiền âm phủ, sau đó sẽ đốt khi các nghi thức cúng bái kết thúc.

Vào dịp gần Tết, không khí Tết vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng, các gia đình bắt đầu mổ lợn, một phần thịt treo gác bếp, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng và chúc mừng cùng gia đình.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ đồ chín, giã bánh dày. Việc giã bánh dày thường do những nam thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm.

Khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng ba Tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm. Số còn lại lấy lá chuối hay lá dong gói thành từng bánh tròn có kích thước bằng hai bàn tay để ăn trong những ngày Tết.

Đồng bào Mông đón mừng Tết Nào Pê Chầu với niềm tin thiêng liêng của thời khắc đất trời chuyển giao sang một năm mới. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ của mọi gia đình, mà còn là ngày con cháu cúng mời tổ tiên ông bà những người đã khuất về cùng vui Tết với gia đình. Đồng thời, các gia đình, dòng họ cầu xin tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa sẽ phù hộ cho con cháu sang năm mới sức khỏe dồi dào, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và hạnh phúc.

Chiều ngày 30 Tết, chủ nhà bắt đầu vào làm các nghi lễ quan trọng của năm. Trước hết là nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu xa, rủi ro, bệnh tật đi theo năm cũ, đồng thời cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tiền lộc, của cải, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nghi thức quét bồ hóng, dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ. Ảnh: LVH
Nghi thức quét bồ hóng, dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ. Ảnh: LVH

Trong nghi lễ quét bồ hóng, chủ nhà tay cầm cái cuốc cào lần lượt hai phía bên ngoài nhà, vừa làm vừa khấn. Sau đó chủ nhà vào quét bồ hóng trong nhà, lúc này một tay cầm cái hót rác, tay kia cầm chổi được làm bằng ba ngọn cây tre nhỏ vừa quét vừa khấn quanh một vòng phía trong nhà và mang ra ngoài đổ ở phía cửa dưới.

Sau đó, nghi lễ được tiếp tục bằng việc dâng cúng tại bàn thờ “Xử Ca”. Đồng bào Mông quan niệm đây là vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ, dù họ sinh sống ở đâu hay là ngành Mông gì nếu không thờ cúng “Xử Ca” thì không phải là người Mông.

Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ “Xử Ca” sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ. Khi việc dán lại bàn thờ xong, chủ nhà sẽ thắp hương và tay cầm một con gà trống còn sống, rồi khấn… Khấn xong, gà được đem đi mổ, luộc chín và bày lên mâm cùng với một bát cơm, một bát canh, hai chén rượu.

Tối ngày 30 Tết Nào Pê Chầu, đồng bào Mông tiến hành nhiều nghi lễ để dâng các đồ cúng mời ma nhà, các vị thần, trong đó mâm cúng mời tổ tiên là nghi lễ mang nhiều ý nghĩa với đồng bào Mông nhất, đây là lúc để nhớ về cội nguồn, những người đã khuất.

Nghi lễ cúng mời thần linh cai quản bản làng, sau đó chủ nhà lấy một ít thịt, một ít cơm vào thìa rồi mang ra ngoài khấn mời các thần thổ địa, thần núi, thần sông suối... để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho gia đình và dân bản được khỏe mạnh, mùa màng được bội thu.

Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian. Ảnh: LVH
Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian. Ảnh: LVH

Sau phần nghi lễ, là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông vui Tết. Du khách đến đây dù là khách phương xa hay bà con dân tộc xóm giềng cũng đều được chủ nhà mời nâng chén rượu nồng cùng cạn kèm theo những lời chúc tốt đẹp cho năm mới, khi khách ra về họ tỏ lòng cảm mến, thân thiện bằng cách biếu những cặp bánh dày thơm ngon để cùng chia sẻ hương vị ngày Tết của đồng bào.

Có thể thấy Tết Nào Pê Chầu là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh tình đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng hiếu khách của người Mông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Ngày 1/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình chào đón vị khách du lịch thứ 1.500.000 và đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

Tin tức - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Ngày 2/1, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025. Đại tá Vũ Quốc Ân - Phó Chính ủy BĐBP dự và chủ trì.
Cần Thơ: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Chợ hoa Xuân Ất Tỵ và Tết Tây Đô năm 2025

Cần Thơ: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Chợ hoa Xuân Ất Tỵ và Tết Tây Đô năm 2025

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Ngày 2/1/2025, tại Quảng trường Tây Đô (Quận Cái Răng), Sở Công Thương TP. Cần Thơ phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức họp báo thông tin sự kiện Chợ hoa Xuân Ất Tỵ và Chương trình Tết Tây Đô năm 2025 tại TP. Cần Thơ.
Giáo viên dạy thêm không đúng quy định có phải trả lại tiền cho học sinh?

Giáo viên dạy thêm không đúng quy định có phải trả lại tiền cho học sinh?

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Không chỉ có trung tâm dạy thêm mà các lớp học thêm tự phát cũng mở ra tràn lan với số lượng học sinh theo học ngày càng đông.
Điện sáng về Sín Chải trước thềm năm mới

Điện sáng về Sín Chải trước thềm năm mới

Phóng sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Những ngày này, bà con Nhân dân thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tất bật chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc. Niềm vui của bà con như được nhân đôi khi thôn Sín Chải vừa được đóng điện lưới quốc gia.
Cam bù Hương Sơn vào mùa Tết

Cam bù Hương Sơn vào mùa Tết

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những ngày cuối năm, người trồng cam ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nhộn nhịp vào mùa thu hoạch, gửi gắm những trái cam mọng vàng, thơm ngon đến tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.
Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết

Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 3/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 . Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết. Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Tam tấu Hải - Thanh - Son bùng nổ giúp Việt Nam hạ gục Thái Lan trên chảo lửa Việt Trì

AFF Cup 2024: Tam tấu Hải - Thanh - Son bùng nổ giúp Việt Nam hạ gục Thái Lan trên chảo lửa Việt Trì

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Đội tuyển Việt Nam vừa đánh bại Thái Lan trong trận lượt đi Chung kết AFF Cup 2024 nhờ 2 bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son.
Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết

Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 3/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 . Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết. Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21:55, 02/01/2025
Tối 1/1, Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được địa phương long trọng tổ chức. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Thanh tham dự buổi Lễ.
Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Tin tức - Ngọc Chí - 20:01, 02/01/2025
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, gần 16 giờ, chiều ngày 02/01/2025, các lực lượng chức năng đã tìm thấy đầy đủ thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Mùa chép đỏ

Mùa chép đỏ

Media - BDT - 20:00, 02/01/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 2/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đồng bào Mông rộn ràng đón Tết. Mùa chép đỏ. Phát huy vai trò đội văn nghệ ở cơ sở. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.