Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ công nghề nhuộm chàm truyền thống của đồng bào Mông ở Lai Châu

Nguyễn Chanh - 14:00, 16/11/2023

Lên vùng cao Lai Châu, không khó để bắt những chàng trai, cô gái người Mông trong những bộ trang phục truyền thống. Dù là sự tươi tắn, rực rỡ trong họa tiết váy áo của chị em phụ nữ hay sự nền nã của sắc chàm đen đối với trang phục thường nhật của nam, thì trong quá trình tạo ra một bộ trang phục đều phải trải qua kỹ thuật nhuộm chàm rất kỳ công

Hầu như thiếu nữ Mông ở Lai Châu biết thêu thùa và may trang phục từ rất sớm.
Hầu như thiếu nữ Mông ở Lai Châu biết thêu thùa và may trang phục từ rất sớm.

Giữ gìn nghề truyền thống

Bản Pho Lao Chải cách trung tâm xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) chưa đến 1km, với 95 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây, bà con vẫn giữ nếp sinh hoạt từ bao đời, đàn ông lên rừng, làm nhà, phụ nữ lên nương, trồng rau, dệt vải, may trang phục. Bà Ma Thị Dủ đã ở tuổi 60, từ khi lên 10 tuổi bà đã được mẹ dạy se sợi, dệt vải, nhuộm chàm. Và đến giờ, bà lại tiếp tục dạy cho cháu mình cách để làm nên một bộ trang phục truyền thống.

Hướng dẫn cô cháu gái Giàng Thị Uyên tỉ mỉ từ cách xem màu nước chàm khi ngâm đạt chuẩn, cách ngâm tấm vải thô để lên màu đều, cách vẽ họa tiết sáp ong trên vải, cách chọn chỉ màu, thêu váy áo. Bà Ma Thị Dủ bảo, phải dạy con gái, cháu gái để các con cháu biết cách làm quần áo. Con gái đi lấy chồng mà không biết se sợi, dệt vải, không biết nhuộm chàm, thêu váy áo thì sẽ bị nhà chồng chê.

Ngày còn trẻ, bà Dủ có tiếng là dệt vải đẹp, nhuộm màu chàm đều, thẫm nên được nhiều trai bản theo đuổi. Bây giờ bà lại tiếp tục dạy các con, các cháu công việc này.

Bà Ma Thị Dủ ở bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) nổi tiếng dệt vải, nhuộm chàm đẹp.
Bà Ma Thị Dủ ở bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) nổi tiếng dệt vải, nhuộm chàm đẹp.

Ở bản, các bà, các mẹ đều dạy cho con, cháu để nghề truyền thống không bị mai một. Nhất là, trang phục làm vải dệt từ cây lanh mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, phù hợp với công việc lao động của người dân nên từ bao đời, người dân trong bản vẫn ưa thích mặc trang phục truyền thống.

Trong gia đình của đồng bào Mông có sự phân chia công việc, và việc dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa để may trang phục, là công việc của người phụ nữ. Bởi vậy, công việc nhuộm chàm sẽ được các bà, các mẹ truyền lại cho con cháu gái của mình. Đôi bàn tay nhuộm chàm cho tấm vải, cũng chính là nét đẹp riêng vốn có của người phụ nữ trong gia đình.

Tất cả các công đoạn tạo nên một bộ trang phục đều được làm hoàn toàn thủ công, nên công việc đó diễn ra hàng năm trời. Lúc nông nhàn, đồng bào Mông sẽ tranh thủ dệt lanh, quay sợi, làm thuốc nhuộm chàm cho vải, rồi tỉ mỉ trau chuốt từng đường kim mũi chỉ cho những họa tiết hoa văn trên vải. Để có những bộ váy áo rực rỡ trong ngày hội, là cả một quá trình lao động cần mẫn, là sự hội tụ tinh hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.

Anh Giàng A Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Lèng cho biết: Cùng với nghề dệt vải từ cây lanh, thì nhuộm chàm cũng trở thành một nghề truyền thống, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn. Chính quyền xã luôn vận động, khuyến khích người dân bảo tồn và lưu truyền nghề truyền thống của các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông.

Bà Dủ dạy cháu thêu hoa văn trên vải để may váy áo.
Bà Dủ dạy cháu thêu hoa văn trên vải để may váy áo.

Thủy chung sắc chàm

Dân tộc Mông là một trong những dân tộc chiếm số đông ở Lai Châu (khoảng 23,51% dân số toàn tỉnh). Cho đến nay, trang phục của họ đa số vẫn được làm thủ công, từ dệt vải (từ cây bông, lanh) đến nhuộm chàm, thêu họa tiết và may thành trang phục. Dù hiện nay, vải dệt công nghiệp đã khá phổ biến, nhưng đồng bào Mông ở Lai Châu vẫn yêu thích phương pháp làm vải truyền thống vì nó gắn bó với đời sống và thói quen sinh hoạt, nhất là các chất liệu đều từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Để tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục, khăn, túi, việc đầu tiên phụ nữ Mông phải làm là thu hoạch cây lanh trên rừng về, phơi khô rồi khéo léo tước cây lanh lấy vỏ. Những bó vỏ lanh được cuộn chặt rồi cho vào cối giã cho bong hết bột chỉ còn trơ lại sợi dai. Những bó sợi lanh được xe và cuộn lại thành những cuộn lớn.

Sợi lanh qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong thì đã trở nên trắng và mềm hơn, những người phụ nữ Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt lại nhiều lần cho thật trắng. Sau khi có được tấm vải ưng ý, họ sẽ chuẩn bị cho việc nhuộm chàm.

Phụ nữ Mông ở Lai Châu dạy nghề dệt vải, nhuộm chàm cho con mình từ rất sớm.
Phụ nữ Mông ở Lai Châu dạy nghề dệt vải, nhuộm chàm cho con mình từ rất sớm.

Nguyên liệu để nhuộm vải là cây chàm, là một loại cây mọc trên rừng. Tuy nhiên, để tiện cho việc thu cắt, tại nhiều bản bà con đã mang loại cây này về trồng trên nương. Loại cây này cho màu sắc chàm đẹp mắt và không gây hại hay kích ứng da. Cây chàm sau khi cắt về sẽ được đem rửa sạch, ngâm trong nước từ 3 ngày đến 1 tuần, đến khi mục tạo thành 1 thứ nước sóng sánh màu xanh đen thì sẽ đạt yêu cầu làm màu nhuộm.

Để có được tấm vài có màu chàm đậm, không dễ bạc màu thì quá trình nhuộm sẽ phải diễn ra nhiều lần. Chu trình nhuộm này có thể kéo dài đến hàng tháng trời, và đồng bào Mông thường nhuộm chàm vào những ngày nhiều nắng.

Sau khi lanh dệt thành tấm, rồi nhuộm đạt màu chàm, người phụ nữ Mông sẽ dùng kỹ thuật vô cùng độc đáo để tạo hoa văn, họa tiết cho vải đó là vẽ sáp ong. Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, sau đó dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải.

 Các họa tiết kể về đời sống sinh hoạt, hình hoa lá, chim muông như một biểu tượng của sự đa dạng trong văn hóa của đồng bào Mông. Sau khi vẽ xong họa tiết, người phụ nữ Mông sẽ thêu chỉ màu lên các họa tiết để tạo ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, độc đáo. Từ tấm vải này, họ sẽ may thành các bộ trang phục cho chồng, con và chính bản thân mình. 

Nếu như trang phục của người đàn ông đơn giản và chủ đạo là màu chàm, với tấm vải lanh nguyên bản, thiên về sự thoải mái cho các hoạt động, thì trang phục của người phụ nữ rực rỡ với họa tiết và gam màu tương phản, bắt mắt.

Thiếu nữ dân tộc Mông ở Lai Châu kiểm tra vải sau khi nhuộm chàm, phơi khô.
Thiếu nữ dân tộc Mông ở Lai Châu kiểm tra vải sau khi nhuộm chàm, phơi khô.

Cho đến ngày nay, trang phục váy áo của phụ nữ Mông đã được làm cách tân, cách điệu, dễ sử dụng và trở thành một món quà với nhiều du khách khi đến với Lai Châu. Điểm nhấn của những sản phẩm, là chất liệu lanh và được làm theo phương pháp thủ công từ xưa truyền lại cho tới ngày nay. Và như thế, nghề nhuộm chàm cũng đã trở thành một nét đẹp truyền thống được lưu giữ, gắn bó và truyền lại cho cháu con qua bao thế kỷ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 14 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 14 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 14 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).