Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Cho sắc chàm không phai

PV - 10:45, 01/03/2023

Thôn Cầu Nhạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng (thuộc nhóm Nùng Phàn Shình). Đồng bào định cư ở đây từ lâu đời, tạo nên vùng văn hóa mang bản sắc riêng. Trong đời sống, đồng bào còn lưu giữa được nhiều vốn di sản văn hóa, trong số đó trang phục truyền thống.

Bà Lăng Thị Họi, dân tộc Nùng, thôn Cầu Nhạc phơi vải chàm
Bà Lăng Thị Họi, dân tộc Nùng, thôn Cầu Nhạc phơi vải chàm

Nghiên cứu khoa học chứng minh từ những buổi sơ khai, người Nùng đã biết cách khai thác sản vật được đất trời ban tặng, tạo nên một truyền thống văn hóa rất riêng từ vật dụng, trang phục, kiến trúc… Trong đó màu chàm được xem là biểu tượng cho bản sắc dân tộc của người Nùng vùng núi rừng phía Bắc nói chung và ở xã Phong Vân nói riêng. Màu chàm được tạo ra từ cây chàm, một loại cây thân gỗ được trồng ở vườn nhà, nương rẫy, thậm chí mọc ven đường. Cây chàm có cách sinh trưởng phát triển khác nhau, nhiều loại mọc thành bụi, thân gỗ nhỏ hay cây thân thảo. Theo thông lệ ở xã Phong Vân, vào tháng Hai, đồng bào sẽ trồng cây chàm để đến tháng Bảy được thu hoạch và làm chàm để nhuộm vải, kết thúc mùa vụ vào tháng Mười.

Chế biến bột nhuộm cùng với kỹ thuật nhuộm vải chàm cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ, nên công việc này thường được người phụ nữ trong gia đình người Nùng đảm nhiệm. Anh Linh Văn Chắn - Trưởng thôn Cầu Nhạc cho biết: Xưa kia phụ nữ Nùng ở Cầu Nhạc tự trồng bông dệt vải và trồng cây chàm để làm thuốc nhuộm nhưng nay việc trồng bông dệt vải không còn được duy trì nữa. Đồng bào chỉ còn gìn giữ nghề nhuộm chàm. Hiện trong thôn Cầu Nhạc còn khoảng 10 hộ gia đình vẫn giữ nghề truyền thống, tiêu biểu như gia đình các bà: Lăng Thị Họi, Chương Thị Lý, Vi Thị Khỉnh, Vi Thị Cõi, Lý Thị Đắc...

Về kỹ thuật nhuộm chàm, bà Lăng Thị Họi chia sẻ: Từ năm 12 tuổi bà đã được mẹ truyền dạy cách nhuộm vải chàm truyền thống. Các sản phẩm vải của người Nùng ở Phong Vân thường được nhuộm màu đen hoặc xanh đậm. Trước tiên đồng bào ngâm toàn bộ cây chàm vào chum gốm lớn có chứa sẵn nước và đợi một thời gian cho chúng mục ruỗng hết, nhựa cây đã hòa quyện vào với nước thì lọc lấy nước bỏ xơ. Tiếp đó cho vôi vào dung dịch chàm, khuấy đều tay đến khi chàm và vôi lắng xuống đáy chum.

Nước chàm được để cho cạn dần trong khoảng 30 ngày sau đó còn lại bột chàm đặc sánh gọi là cao chàm. Cao chàm có thể dùng được quanh năm, khi dùng chỉ cần lấy cao này pha với ít rượu theo tỷ lệ nhất định, bóp nhỏ và hòa tan với nước, khuấy mạnh đến khi sủi đầy bọt thì đậy lại. Sau đó vắt ra một thứ nước màu xanh lục, khi cho thêm vôi vào nước sẽ dần ngả nâu, bọt tím sẽ nổi trên bề mặt, cuối cùng nước sẽ chuyển sang màu xanh lam đậm (màu chàm). “Người ta sẽ thử chất lượng của chàm bằng cách nếm, loại chàm tốt có vị mặn, như vậy lượng vôi trong nước chàm là vừa phải”, bà Họi nói.

Để nhuộm vải màu đen (loại tốt nhất) cách nhuộm cũng khác với loại vải xanh lam. Đồng bào dùng một chiếc rổ to đựng tro bếp. Chiếc rổ này được đặt trên miệng một chiếc thùng, nước được đổ lên phía trên và nhỏ giọt từ từ vào trong thùng. Sau đó, hòa một bát bột cao chàm với loại nước đã lọc và cho thêm lá cây sau sau - loại cây phổ biến trên rừng có tác dụng giữ cho vải đỡ bị phai màu. Mỗi ngày, đồng bào cho thêm một bát bột cao chàm vào thùng nước trong suốt 30 ngày, sau đó có thể bắt đầu nhuộm vải.

Muốn nhuộm vải màu đen phải cho thêm một miếng vỏ cây xanh xi vào thùng nước chàm. Mảnh vải sẽ được nhúng vào nước chàm 2 lần 1 ngày và được phơi khô, cứ như vậy trong 1 tháng. Chính vì sự công phu và tỉ mỉ của người thợ mà những tấm vải làm ra đều bền, đẹp. Trong suốt mùa nhuộm vải, bàn tay của người phụ nữ Nùng luôn nhuốm màu xanh chàm. Qua đó cũng có thể thấy được đức tính cần cù của họ.

Như vậy, nhuộm chàm thủ công là một quy trình khó, phức tạp đòi hỏi tính kiên nhẫn, bền bỉ và chịu thương chịu khó của người phụ nữ dân tộc Nùng. Hy vọng nghề nhuộm chàm và sản phẩm nhuộm chàm truyền thống sẽ đem lại sự thích thú cho du khách khi có dịp ghé thăm đất và người Phong Vân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Giáo dục thường xuyên (GDTX), tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 4 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.