Media -
BDT -
20:00, 06/08/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy định mới về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Mù Cang Chải được xếp vào danh sách điểm đến mang vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc. Không gian vùng cao trong triển lãm "Sắc chàm". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Từ năm 2022 đến nay, hằng năm, Nhóm họa sĩ tỉnh Bắc Kạn - những người có chung niềm đam mê và yêu mến với văn hóa vùng cao, đều tổ chức triển lãm "Sắc chàm" tại TP. Hà Nội. Thông qua ngôn ngữ của đường nét, màu sắc, các tác phẩm cũng đã thể hiện những góc nhìn đặc trưng về thói quen sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng... trong đời sống đồng bào các tỉnh vùng cao phía Bắc, đã thu hút nhiều người đến thưởng lãm.
Thôn Cầu Nhạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng (thuộc nhóm Nùng Phàn Shình). Đồng bào định cư ở đây từ lâu đời, tạo nên vùng văn hóa mang bản sắc riêng. Trong đời sống, đồng bào còn lưu giữa được nhiều vốn di sản văn hóa, trong số đó trang phục truyền thống.
Nghề nhuộm chàm độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và màu chàm thắm mãi như một biểu tượng của văn hóa nơi đây. Cùng với nghệ thuật nhuộm chàm, người Mông ở Sa Pa cũng khám phá ra những kỹ thuật trang trí đậm sắc màu văn hóa của dân tộc mình.