Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Những phụ nữ Chăm quyết giữ nghề truyền thống

N.Tâm - H.Diễm - 09:38, 28/03/2022

Trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Chăm ở An Giang vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống hiện vẫn đang tồn tại và phát triển.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở An Giang
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở An Giang

Theo lời chia sẻ của một số đồng bào Chăm ở  ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang)- nơi đang duy trì được nghề dệt thổ cẩm thì, thu nhập từ công việc này rất thấp, nhưng đây là bản sắc, là nghề nối nghiệp từ ông bà, cha mẹ nên rất đáng để giữ gìn. 

Có lẽ đây cũng chính là lý do mà khi đã đi du học và làm việc ở nước ngoài như chị Saphynah (con gái út của ông Mohamad - Chủ cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad) vẫn quyết định quay về quê hương, phát triển nghề truyền thống cùng gia đình.

Chị Saphynah cho biết, lúc trước, để làm ra một sản phẩm ba mẹ rất cực, vì hoàn toàn bằng thủ công, nhưng thu nhập rất ít, bấp bênh, khó tiêu thụ, nên mình hoàn toàn không muốn theo nghề này. Tuy nhiên, sau những lần về thăm nhà, được gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu những sản phẩm truyền thống cho bạn bè, du khách trong và ngoài nước đã khiến chị có suy nghĩ khác. Từ đây, tinh thần trách nhiệm tiếp nối nghề của ông cha, góp công sức cùng với cộng đồng gìn giữ nghề truyền thống đã không ngừng thôi thúc chị.

Hiện tại, chị và gia đình bố trí khung dệt ngay tại cơ sở, sẵn sàng trình diễn cho du khách tham quan các công đoạn hoàn thành một sản phẩm khăn rằn, thổ cẩm. Số còn lại được đặt ở nhà người dân để gia công. Vì là sản phẩm thủ công, nên mỗi tháng chị chỉ xuất bán được vài trăm đến 1.000 sản phẩm, thu nhập trừ chi phí cũng không còn là bao. 

Tuy nhiên, chị Saphynah vẫn quyết tâm với nghề, bởi du khách và đặc biệt là khách nước ngoài rất trân quý những sản phẩm được làm thủ công của gia đình và bà con trong làng nghề..

Chị Hứa Thị Rokya quảng bá sản phẩm tại các hội chợ
Chị Hứa Thị Rokya quảng bá sản phẩm tại các hội chợ

Cũng như chị Saphynah, cô gái Chăm Hứa Thị Rokya (con gái út của ông Hứa Hoàng Vũ - Chủ cơ sở Tung lò mò ANAS), sau khi tốt nghiệp đại học và có cuộc sống ổn định ở TP. Hồ Chí Minh cũng lựa chọn trở về quê khởi nghiệp với nghề truyền thống của gia đình.

Từ những ngày thơ ấu, chị Rokya đã được theo cha đến các hội chợ bán Tung lò mò (Lạp xưởng bò), một sản phẩm vốn nổi tiếng xưa nay trong cộng đồng người Chăm Islam ở An Giang, khiến nhiều thực khách phương xa tìm đến, mong một lần nếu thử hương vị đặc trưng của món ăn này. Tuy nhiên, đây là món ăn hoàn toàn được làm thủ công, thời gian bảo quản không được lâu, số lượng mỗi lần làm ra cũng không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Nghĩ đây là sản phẩm tiềm năng, lại được nhiều người ưa chuộng, chị quyết tâm “đem chuông đi đánh xứ người”, dọc xuôi từ Nam ra Bắc, từ trong nước ra các nước Đông Nam Á. Miễn có cơ hội quảng bá sản phẩm là chị không ngần ngại tham gia.

Để vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được chất lượng sản phẩm truyền thống, chị đã tìm tòi nghiên cứu đầu tư máy móc để tăng sản lượng, đồng thời hoàn thiện các công đoạn cho ra sản phẩm gần như nguyên bản với sản phẩm truyền thống.

Do đó, mỗi tháng trung bình chị cho ra lò 800 - 1.000kg thành phẩm. Ngoài ra, để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá văn hóa Chăm đến với nhiều người hơn, chị đã mạnh dạn kết nối các tour tuyến du lịch tham quan trải nghiệm văn hóa ẩm thực Chăm tại cơ sở.

Tung lò mò là món ăn truyền thống trong cộng đồng Hồi giáo Islam
Tung lò mò là món ăn truyền thống trong cộng đồng người Chăm Hồi giáo Islam

Chị Rokya chia sẻ: “Trải qua thời gian, mình mới thấy rõ, trân trọng hơn những giá trị văn hóa dân tộc. Đi nhiều nơi, nhưng mình rất say mê với ẩm thực của dân tộc mình. Nó thôi thúc mình phải nghiên cứu, học hỏi để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc, lan tỏa được nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đến mọi người"

 Và như kỳ vọng, sản phẩm Tung lò mò của gia đình đã đi đúng hướng, khi nhận lại nhiều phản hồi tích cực từ thực khách, đồng thời ngày càng có thêm nhiều người biết về văn hóa ẩm thực Chăm. "Mình đang chuẩn bị cho ra thị trường một số sản phẩm mới để làm phong phú các món ăn, để người Hồi giáo Islam có thêm nhiều lựa chọn", chị Rokya thông tin

Theo đuổi và phát triển nghề truyền thống trong thời đại ngày nay, là một thử thách. Bởi phần lớn sản phẩm truyền thống, đều phục vụ nhu cầu của lượng khách hàng nhất định, hoặc mục đích tham quan, tìm hiểu du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đối với các bạn trẻ, nhất là những người con đồng bào DTTS được sinh ra, lớn lên ngay tại làng nghề như chị Saphynah, chị Rokya và còn rất nhiều phụ nữ khác ở địa phương, việc giữ gìn “lửa nghề” với họ vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
AI có thể làm

AI có thể làm "dậy sóng" ngành báo chí ra sao?

Khoa học - Công nghệ - PV - 30 phút trước
Vào cuối năm ngoái, các nhà báo đã từng khá vui vẻ thử yêu cầu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mới nổi khi đó là ChatGPT viết bài cho chuyên mục của mình. Hầu hết đều kết luận rằng chatbot này không viết đủ tốt để đảm nhận công việc của họ.
Mẫu đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội

Mẫu đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội

Giáo dục - Như Ý - 33 phút trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh. Những thí sinh có nguyện vọng đổi khu vực tuyển sinh chỉ cần có đơn xin đổi khu vực, trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Quảng Ninh: Các địa phương đồng loạt thả con giống thủy sản

Quảng Ninh: Các địa phương đồng loạt thả con giống thủy sản

Tin tức - Mỹ Dung - 39 phút trước
Ngày 1/4, nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959 - 01/4/2023), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đồng loạt tổ chức thả con giống thủy sản.
Bắc Giang: Khởi tố thêm 1 bị can tại Trung tâm đăng kiểm 98-06D

Bắc Giang: Khởi tố thêm 1 bị can tại Trung tâm đăng kiểm 98-06D

Pháp luật - Mỹ Dung - 40 phút trước
Cơ quan điều tra vừa tiếp tục khởi tố thêm 1 bị can liên quan đến vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang (Bắc Giang).
Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 13/2023): Kỳ vọng về chính sách đất đai ở vùng đồng bào DTTS

Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 13/2023): Kỳ vọng về chính sách đất đai ở vùng đồng bào DTTS

Media - BDT - 1 giờ trước
Đất đai và giải quyết những vấn đề về đất đai luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được xây dựng đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của các địa phương, các cơ quan chuyên ngành và các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt, việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, đã có nhiều ý kiến kiến nghị, kiến giải xác đáng nhằm tháo gỡ những vướng mắc đối với lĩnh vực đất đai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chuyên mục VĐ và SK tuần này phản ánh sự kỳ vọng về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đối với đồng bào DTTS.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Thủ tướng khảo sát thực tế việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế cho bệnh nhân

Thủ tướng khảo sát thực tế việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế cho bệnh nhân

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 1/4, trong chương trình công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, thăm hỏi, động viên bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế và khảo sát việc bảo đảm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế cho người bệnh.
Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ

Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ "câu chuyện sản phẩm" (Bài 2)

Kinh tế - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Yếu tố quan trọng để phát triển của các sản phẩm OCOP là xây dựng “câu chuyện sản phẩm” thú vị, tạo “sức mạnh mềm” thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế triển khai do nhận thức của người dân, chính quyền địa phương chưa đầy đủ, nóng vội, nên chưa tạo được “câu chuyện sản phẩm” riêng của từng địa phương, dẫn đến nhiều sản phẩm na ná nhau, không thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng…
Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Kinh tế - PV - 8 giờ trước
Đơn vị điều tra gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 3 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng).
Nhìn lại 3 trận đấu đầu của đội tuyển U23 Việt Nam dưới hai triều đại

Nhìn lại 3 trận đấu đầu của đội tuyển U23 Việt Nam dưới hai triều đại

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Tuy áp lực đang là rất lớn sau 3 thất bại liên tiếp của đội tuyển U23 Việt Nam, nhưng câu trả lời về năng lực thật sự của huấn luyện viên người Pháp sẽ có tại SEA Games 32, khởi tranh vào tháng 5 tới.
Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Du lịch - Mai Thắng - 8 giờ trước
Những năm qua, nhiều bạn trẻ ở khắp mọi miền Tổ quốc đã chọn đi “phượt” tại Đảo Ó - Đồng Trường (thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đến đây, du khách được Check-in với những hàng cây cao vút, được lắng nghe chim ó gọi bầy, làm duyên trước các Bungalow có thiết kế độc lạ và đắm mình ngắm cánh rừng nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước.