Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bánh chưng làng Bạc đỏ lửa ngày đêm

Đào Quỳnh Anh - 16:28, 28/01/2022

Bên cạnh sắc thắm của đào hay sắc vàng của mai trong ngày Tết cổ truyền, không thể không kể đến hương vị bánh chưng trong từng mâm cơm gia đình Việt dịp này. Ngay giữa lòng Thủ đô, làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) hiện nay cũng đang ngày đêm đỏ lửa để cho ra những mẻ bánh chưng phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) nổi danh với nghề gói bánh chưng gia truyền từ lâu đời. Dù số hộ còn theo nghề gói bánh chưng truyền thống không nhiều, nhưng bánh chưng làng Bạc vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng hiếm nơi nào có được
Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) nổi danh với nghề gói bánh chưng gia truyền từ lâu đời. Dù số hộ còn theo nghề gói bánh chưng truyền thống không nhiều, nhưng bánh chưng làng Bạc vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng hiếm nơi nào có được

Nồi bánh chưng đỏ lửa

Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) là một trong những làng gói bánh chưng nổi tiếng Hà Nội. Không có quy mô sản xuất bánh chưng lớn như làng Tranh Khúc hay Lỗ Khê, làng Bạc lại có những dòng họ lâu đời làm bánh chưng truyền thống, chất lượng bánh thơm ngon nhất nhì Hà Nội. Cứ vào những ngày giáp Tết, làng Bạc lại trở nên nhộn nhịp hơn cả. Trong nhà những hộ làm bánh ngập tràn sắc xanh của lá dong, mùi thơm của đậu xanh, thịt lợn, những bếp bánh chưng đỏ lửa suốt đêm ngày... Mỗi người một việc, ai nấy đều bận rộn để kịp đưa ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày.

Bánh chưng làng Bạc được nhiều người Hà Nội ví là “bánh chưng vàng, chưng bạc” bởi giá đắt và chất lượng cũng thuộc loại ngon nhất nhì trong số các làng làm bánh quanh Thủ đô. Dù không có nhiều hộ trong làng làm nghề bánh, nhưng lượng bánh của làng cung cấp ra thị trường chiếm từ 20 - 30% thị phần.

Gia đình cô Phượng tập chung gói bánh cho kịp những đơn đặt hàng của khách
Gia đình cô Phượng tập chung gói bánh cho kịp những đơn đặt hàng của khách

Theo cô Phượng, chủ một gia đình làm bánh trong làng tiết lộ, mỗi làng nghề gói bánh chưng đều có cách gói và cách pha chế khác nhau. Bản thân trong các hộ gói bánh tại làng cũng có những bí quyết gia truyền khác nhau, chỉ truyền lại cho người trong gia đình. Nhưng nhìn chung, bánh chưng muốn ngon, đầu tiên phải cầu kỳ từ chọn nguyên liệu: Thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh đến lá dong, hạt tiêu...

Gạo làm bánh có rất nhiều loại, nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu (Nam Định) hạt tròn, thơm, dẻo, trắng đều. Trước khi gói bánh, chỉ cần vo sạch gạo trước 1 giờ, để ráo, chứ không nên ngâm gạo qua đêm. Đậu xanh cũng phải chọn loại ngon, bở. Muốn bánh có vị ngậy và thơm, thợ làm bánh thường chọn loại đậu hạt nhỏ, để nguyên vỏ, ngâm kỹ trước khi đồ để nhân bánh có độ bở, tơi xốp.

Gạo nếp gói bánh phải là loại hạt to tròn, dẻo thơm. Gạo sẽ được ngâm trong khoảng 10 - 12 tiếng rồi vo sạch bằng nước lạnh, đợi ráo nước và xóc với ít muối trắng để có vị đậm đà...
Gạo nếp gói bánh phải là loại hạt to tròn, dẻo thơm. Gạo sẽ được ngâm trong khoảng 10 - 12 tiếng rồi vo sạch bằng nước lạnh, đợi ráo nước và xóc với ít muối trắng để có vị đậm đà...

Một nguyên liệu không thể thiếu trong nhân bánh nữa, là thịt lợn. Thịt được chọn làm nhân không được nạc quá, không được mỡ quá, thích hợp nhất là phần thịt ba chỉ. Thịt được thái thành những miếng to bản, để nguyên bì, sau đó ướp thêm nước mắm và hạt tiêu. Bên cạnh những nguyên liệu ngon, để làm ra chiếc bánh chưng hoàn hảo còn phụ thuộc vào hai công đoạn quan trọng nữa, là gói bánh và luộc bánh.

“Thật ra bánh chưng thì ở đâu cũng gói, nhưng để bánh chưng không bị thiu, bị hỏng sớm thì phải bảo đảm làm theo công thức thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo và gói thật chặt tay... Khi cắt bánh ra đĩa, miếng nhân thịt luôn cân đối ở tất cả các phần”, cô Phượng cho biết.

Nghe nói qua có vẻ đơn giản, nhưng để đạt được trình độ gói bánh sao cho thật chặt, thật chắc tay, bánh “vào khuôn” đẹp, thì đòi hỏi người gói bánh đạt đến trình độ cao, phải là những người thợ lâu năm mới làm được. Thông thường, vào dịp làm bánh chưng Tết, mỗi hộ gói bánh tại làng Bạc phải thuê thêm khoảng 10 - 15 nhân công để cọ lá, đãi đỗ và vo gạo. Còn những thợ chính trong làng đảm nhận khâu gói bánh. Với những thợ lâu năm, lão luyện, tốc độ gói bánh có thể lên tới 100 bánh/giờ.

Đỗ xanh được chọn làm nhân thì hạt phải nhỏ và còn nguyên vỏ, có độ thơm, ngon còn thịt lợn thì phải là thịt ba chỉ, là thịt sạch và đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Đỗ xanh được chọn làm nhân thì hạt phải nhỏ và còn nguyên vỏ, có độ thơm, ngon còn thịt lợn thì phải là thịt ba chỉ, là thịt sạch và đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Hấp dẫn hương vị bánh chưng làng Bạc

Bánh chưng làng Bạc thường được phân phối quanh khu vực Tây Hồ và những đầu mối đặt bánh chưng ở các chợ lớn như Đồng Xuân, Hàng Da, Chợ Hôm.... Vào dịp Tết, tùy vào giá nguyên liệu mà giá bánh có thể tăng, giảm đôi chút, khoảng 40.000 đồng cho loại bánh thường và 50.000 đồng đối với bánh đặc biệt.

Chị Dung - một tiểu thương bán lẻ bánh chưng, giò chả chợ Hàng Bè - cho biết, người Hà Nội nổi tiếng là sành ăn, nên thực phẩm phải ngon, hợp khẩu vị. Bánh chưng làng Bạc thơm, dền, đầy đặn, vừa ăn, nên rất được khách ưa chuộng. Mỗi dịp Tết, nhà chị phải nhập gần 500 bánh để bán cho khách từ 23 tháng Chạp đến tối 30 Tết.

Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức chuẩn vị bánh chưng làng Bạc
Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức chuẩn vị bánh chưng làng Bạc

Trung bình một ngày, một hộ gói bánh chưng làng Bạc có thể gói từ 1.000 - 2.000 bánh, nhưng vẫn không đủ để phục vụ khách. Bánh chưng làng Bạc toàn bộ đều được gói bằng tay, nên chất lượng phụ thuộc nhiều vào bàn tay của người thợ, chỉ cần thuê người thợ từ nơi khác đến gói, thì vẫn nguyên liệu ấy, nhưng lại tạo nên một hương vị khác, khiến khách không hài lòng. Bởi vậy, dù sản xuất với số lượng lớn, nhưng nhiều khi các hộ làm bánh ở làng Bạc vẫn phải từ chối đơn đặt hàng của khách, nhất là vào dịp Tết, vì thợ gói bánh không làm kịp.

Trong không khí vui Tết, vui Xuân, thưởng thức một miếng bánh chưng mới cảm nhận được cái hương vị đậm đà của một loại bánh truyền thống. Cứ như vậy, vào dịp Tết đến Xuân về, những hộ gói bánh chưng ở làng Bạc lại nổi lửa ngày đêm để cho ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất đưa đến tay khách hàng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 10 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 15 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 16 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.