Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Nguyệt Anh - 6 giờ trước

Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục, tập quán, nhất là văn hóa ẩm thực.

Người Mông dùng bánh giầy để mời khách trong ngày đầu năm mới.
Người Mông dùng bánh giầy để mời khách trong ngày đầu năm mới

Trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đồng bào Mông rất coi trọng công việc sửa sang, trang trí lại bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị chu đáo lương thực, thực phẩm để làm cỗ Tết, vừa để cúng tạ ơn tổ tiên, vừa để ăn Tết và đãi khách.

Mâm cúng trong ngày Tết của đồng bào Mông ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình… không thể thiếu các món thịt gà, thịt lợn, bánh giầy, rau. Đối với đồng bào Mông ở Hà Giang, mâm cỗ Tết còn có thêm món bánh trôi và món mèn mén chế biến từ bột ngô nếp. Đồng bào Mông quan niệm, món bánh trôi hình tròn là biểu tượng cho sự tròn đầy, sung túc.

Trong đời sống tâm linh hay ẩm thực ngày lễ, Tết của người Mông, món bánh giầy có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo tiếng Mông, tùy theo từng vùng khác nhau mà bánh giầy gọi là “Pé” hoặc “Dúa”. Khi dâng bánh giầy cúng tổ tiên, thì phải dâng theo cặp 2 cái. Điểm khác biệt của chiếc bánh giầy dâng cúng phải là bánh giầy không có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị. Người Mông quan niệm: Hai cái bánh giầy tròn là tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. Những tâm tư, nguyện vọng, ước muốn của con, cháu trong năm mới sẽ được gửi gắm trong chiếc bánh giầy tròn trịa. Chiếc bánh giầy cũng là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai, gái người Mông.

Công đoạn giã bánh giầy chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm.
Công đoạn giã bánh giầy chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm

Để làm ra những chiếc bánh giầy thơm dẻo, người Mông rất kỹ càng từ khâu chọn nguyên liệu làm bánh đến giã bánh. Gạo làm bánh là gạo nếp nương, hạt to đều, thơm và dẻo. Gạo được vo sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ, sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ. Khi xôi chín thì đưa vào cối giã ngay để bánh được dẻo, mềm, mịn. Công đoạn giã bánh phần lớn do đàn ông đảm nhiệm. Mỗi lượt giã sẽ có 2 người, khi mệt thì lại chuyển cho 2 người khác giã thay. Giã càng kỹ thì bánh giầy làm ra càng dẻo, ngon và để được lâu.

Công đoạn nặn bánh do phụ nữ Mông đảm nhiệm. Lá lót bánh có thể là lá dong, lá chuối rừng. Những chiếc bánh giầy được nặn tròn trịa như những chiếc bánh xe, được đặt vào những chiếc lá dong hoặc lá chuối gói lại.

Bánh giầy ăn ngon nhất vẫn là khi vừa làm xong, bánh vừa mềm, dẻo, có mùi thơm ngon, hương vị của bánh quyện với mùi của lá dong rừng tạo nên một mùi thơm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Những chiếc bánh giầy tròn trịa sẽ được dâng lên mâm lễ thờ cúng tổ tiên. Trong ngày lễ, Tết, món bánh giầy không chỉ là lễ vật chính trong mâm cỗ của đồng bào Mông mà còn làm quà cho khách khi đến thăm nhà. Bánh giầy mềm, dẻo, thơm và ngọt bùi, dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm. Khi ăn, bánh được nướng trên bếp lửa cho mềm dẻo rồi chấm mật ong rừng hay mật mía để làm tăng vị thơm ngon.

BÁO IN CUỐI THÁNG - Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông 2

BÁO IN CUỐI THÁNG - Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông 3

Chiếc bánh giầy tròn đầy thể hiện lòng thơm thảo của dân tộc Mông với lễ hội truyền thống cũng như lòng biết ơn tới cội nguồn khởi sinh vạn vật. Đối với người dân nơi đây, bánh giầy tròn không chỉ là món bánh cổ truyền trong ngày Tết mà còn thể hiện sự chung thủy, một lòng trong tình yêu.

Ngày nay truyền thống làm bánh giầy vẫn là nét văn hóa được gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ sau của đồng bào Mông. Đó cũng là cách giáo dục, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ nét văn hóa cội nguồn dân tộc.

Chiếc bánh giầy tròn đầy thể hiện lòng thơm thảo của dân tộc Mông với lễ hội truyền thống cũng như lòng biết ơn tới cội nguồn khởi sinh vạn vật. Đối với người dân nơi đây, bánh giầy tròn không chỉ là món bánh cổ truyền trong ngày Tết mà còn thể hiện sự chung thủy, một lòng trong tình yêu. Hình ảnh tròn đầy của bánh giầy tượng trưng cho tình yêu luôn viên mãn chẳng bao giờ vơi.

Trải qua bao thời gian, ngày nay truyền thống làm bánh giầy vẫn là nét văn hóa được gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ sau của đồng bào Mông. Đó cũng là cách giáo dục, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ nét văn hóa cội nguồn dân tộc mình. Tục làm bánh giầy của người Mông khi Tết đến không chỉ thể hiện sự tôn trọng, kế thừa truyền thống mà còn là hoạt động đặc sắc trong mùa Xuân, thu hút nhiều khách du lịch lên vùng cao Tây Bắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại, đầu tư

Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại, đầu tư

Ngày 8/1 Trung tâm Xúc tiến thương mại TP. Hồ Chí Minh - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam - Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại đầu tư. Hội thảo thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất - xuất khẩu trong nước.
Tin nổi bật trang chủ
Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục, tập quán, nhất là văn hóa ẩm thực.
Làng miến Bình Lư vào vụ

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sản phẩm - Thị trường - Phương Ly - 6 giờ trước
Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Gương sáng - Thu Hằng-Thúy Hồng - 6 giờ trước
Lý Văn Quang, dân tộc Nùng, ở tại khối phố Yên Bình, thị trấn Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, sinh ra không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, Quang đã mắc bệnh xương thuỷ tinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vượt qua những biến cố, bi quan về bệnh tật, Lý Văn Quang đã tìm được một chân lý sống tích cực, đó là duy trì và phát huy giá trị nghề thêu may trang phục phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng dân tộc Tày, Nùng.
Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Ngọc Anh - 6 giờ trước
Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.
Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Xã hội - Vũ Hoàng - 7 giờ trước
Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa núi rừng biên giới. Đây là minh chứng sống động cho hiệu quả của mô hình “Bộ đội gắn với dân bản”, được Đoàn KT-QP 337 triển khai hơn hai năm qua trong Tiểu Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Kinh tế - TS. Đậu Thế Tụng - 7 giờ trước
Thôn Nậm An, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm áp rừng nguyên sinh, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Nơi đây không chỉ có đặc sản Chè cổ thụ Shan tuyết mà còn có nghề nuôi cá tầm, một nghề mới, hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và TP. Móng Cái vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng Ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn (TP. Móng Cái).
Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Sắc màu 54 - Trương Huy Thiêm - 19:04, 11/01/2025
Điện Biên là tỉnh miền núi, tận cùng biên giới phía Bắc... hầu hết dân cư là bà con các DTTS. Điện Biên cũng là vùng đất có rất nhiều trống đồng cổ. Để tìm hiểu và lý giải xuất xứ, nguồn gốc cổ vật trống đồng, tôi đã tìm gặp những người trong giới chuyên môn để nghe giải mã “thông điệp” từ cổ vật.
Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 18:57, 11/01/2025
Ngày 11/01, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Sự kiện ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam. Cuốn sách này của tác giả Nguyễn Bông Mai được phát hành song ngữ Việt – Anh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Thời sự - Như Tâm - 18:55, 11/01/2025
Ngày 11/01/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Long (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Thăm hỏi các gia đình chính sách; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.