Thời gian qua, dư luận trong cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng bức xúc, và có ý kiến xoay quanh một số sai phạm của lãnh đạo ngành như: Chi phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không đúng đối tượng, không công bằng, bổ nhiệm cán bộ quản lý y tế năng lực kém; triển khai xây dựng Bệnh viện II Lâm Đồng ì ạch, xây chưa xong đã có nhiều hạng mục xuống cấp…
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, ngập úng, sạt lở, lũ quét, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Ngành Y tế Yên Bái đã nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ, nhằm đảm bảo cứu chữa kịp thời, xử lý môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò “gác cổng” trong chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng khi y tế cơ sở không làm tròn vai trò này thì cuộc sống của người nghèo-nhất là đồng bào DTTS, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa càng thêm chật vật.
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống rải rác, nhất là ở 81 xã khu vực III, 177 thôn ĐBKK thuộc 56 xã khu vực II của tỉnh. Đây cũng là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, bão lũ và dễ phát sinh bệnh tật, dịch bệnh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và tránh quá tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Những năm qua, phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” ở các địa phương miền núi đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần cùng địa phương hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tuyến cơ sở. Các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư xây dựng khang trang, đội ngũ y, bác sĩ không ngừng rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Mới đây, Đoàn Thanh niên Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh, lực lượng y tế cơ sở tổ chức khám, tư vấn, phát thuốc cho nhân dân xã Yên Khương.
Đã lâu rồi, đa phần người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang hầu như đã không còn tìm đến thầy cúng để bắt con “ma” mỗi khi bị đau ốm, thay vào đó là đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh (KCB). Đó là nhờ ngành Y tế Hà Giang đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các tuyến cơ sở, tạo được lòng tin cho người dân.
Có lẽ không nhiều huyện miền núi với gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo 47% lại có hệ thống Trạm Y tế tuyến xã được quan tâm, đầu tư bằng ngân sách địa phương như huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Cùng nhau xóa bỏ các tập quán lạc hậu, cam kết giữ vệ sinh buôn làng, không họp chợ tự phát gây ô nhiễm môi trường, nắm vững các kiến thức về phòng chống các loại dịch bệnh thông thường là cách làm hay ở các buôn làng của huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Do điều kiện đi lại khó khăn, người dân ở các xã miền núi huyện Hoài Ân (Bình Định), không có điều kiện để tiếp cận với các cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến trên.
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều cơ chế chính sách đãi ngộ để thu hút, “giữ chân” cán bộ có chuyên môn giỏi, tạo điều kiện tối đa để bác sĩ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với đơn vị...
“Nụ cười của những bà mẹ và đứa trẻ chính là động lực lớn để tôi gắn bó với công việc của cô đỡ thôn bản”, đó là tâm sự của chị Y Ngọc, 38 tuổi, dân tộc Xơ-đăng, cô đỡ thôn bản (CĐTB) kiêm nhân viên Y tế thôn Kạch Lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Những năm qua, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các xã đạt chuẩn về y tế. Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2020, 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Những quy định của luật là nhằm ràng buộc những cá nhân vào một khuôn khổ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế xã hội. Nhưng đôi lúc, sự cứng nhắc trong cách thực hiện đã khiến quy định trở thành một rào cản.
Những ngày gần đây, thời tiết bắt đầu chuyển sang nắng nóng là điều kiện cho các dịch bệnh mùa Hè phát triển. Trong tình hình đó, ngành Y tế đã đưa ra khuyến cáo, các địa phương ở vùng biên cần kiểm soát dịch bệnh ngay tại cửa khẩu; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch nguy hiểm, các ổ dịch tại cộng đồng; nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đẩy sớm lịch tiêm chủng văc-xin sởi…
Trong những năm qua, mặc dù ngân sách nhà nước đã dành phần khá lớn cho công tác giảm nghèo, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Những ngày ở xã Lũng Táo, theo chân các bác sĩ đi khám chữa bệnh cho bà con ở bản xa, chúng tôi mới thực sự thấy rõ giá trị và ý nghĩa của công tác y tế vùng cao.
Xác định hệ thống y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhiều năm qua, tỉnh Bắc Kạn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; đào tạo, điều động cán bộ y tế có trình độ về công tác ở các trạm y tế xã; cải thiện trình độ nhân viên y tế thôn, bản.
Mặc dù là đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các cao ốc cũng như tụ điểm vui chơi, giải trí liên tục mọc lên như nấm nhưng các phòng khám Đa khoa của TP.Nha Trang (Khánh Hòa) lại xuống cấp nghiêm trọng, thiếu sự đầu tư khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân gặp nhiều khó khăn.