Sức khỏe -
Nghĩa Hiệp -
16:10, 29/06/2020 Bảo hiểm y tế (BHYT) đã được triển khai và đạt trên 95% người dân sử dụng tại nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi, tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, hiện đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sâu, có trình độ chuyên môn cao làm việc tại tuyến y tế cấp xã, huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đây đang là một trong những rào cản lớn để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào DTTS.
Một thời gian dài, đồng bào DTTS ở Đăk Lăk tồn tại quan niệm, con người bị bệnh, tai nạn, gặp những điều không may đều do con ma rừng gây ra. Vì vậy, khi đau ốm, bệnh tật, họ thường tìm đến thầy cúng để bắt ma. Chỉ đến khi có những bác sĩ cắm bản, tích cực tuyên truyền để người dân hiểu và chứng minh bằng thực tiễn, bà con mới tin tưởng, bỏ dần hủ tục.
Sức khỏe -
Hoàng Quý -
11:36, 21/10/2019 Thời gian qua, nhờ triển khai và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển.
Sức khỏe -
QUỲNH CHI -
16:19, 01/10/2019 Việc đẩy mạnh triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong ngành Y ở tỉnh Quảng Bình đã từng bước tạo được sự hài lòng của người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đã triển khai kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm và ứng dụng công nghệ xử lý bằng phương pháp tiệt trùng kết hợp cắt nghiền thay thế phương pháp lò đốt thủ công và chôn lấp thông thường.
Hiện nay, cả nước có 700 trung tâm y tế cấp huyện và 11.000 trạm y tế cấp xã (gọi chung là y tế cơ sở (YTCS). Tuy nhiên, hệ thống YTCS chưa phát huy được vai trò của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, lạc hậu so với giai đoạn hiện nay.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, với 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế tuyến huyện và 141 trạm y tế, mỗi ngày lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại thải ra trung bình 214 kg/ngày, tương đương 76.878 kg/năm. Thời gian qua, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn cũng đã có nhiều giải pháp để xử lý lượng rác thải y tế này. Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý đang gặp nhiều khó khăn, gây tiềm ẩn nguy hại đến cuộc sống cộng đồng dân cư gần các cơ sở y tế.
Thời gian qua, nhiều người dân và bệnh nhân trên địa bàn Đăk Lăk phản ánh, họ mua phải nhiều thuốc Tây, vật tư y tế, thực phẩm chức năng kém chất lượng, đặc biệt, nhiều loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để ngăn chặn kịp thời lượng thuốc này phát tán ra thị trường, Công an Đăk Lăk đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra truy quét, tịch thu kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) có vai trò quan trọng trong phát triển y tế trường học, chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, ngành BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều giải pháp tuyên truyền để phát triển đối tượng tham gia BHYT học sinh, sinh viên.
Thời gian qua, với phương châm đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe bước đầu cho người dân ở tuyến cơ sở, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động giao lưu, gặp gỡ người dân qua đó tạo niềm tin để người dân tin tưởng đến các trạm y tế xã khám chữa bệnh.
Thời gian qua, dư luận trong cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng bức xúc, và có ý kiến xoay quanh một số sai phạm của lãnh đạo ngành như: Chi phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không đúng đối tượng, không công bằng, bổ nhiệm cán bộ quản lý y tế năng lực kém; triển khai xây dựng Bệnh viện II Lâm Đồng ì ạch, xây chưa xong đã có nhiều hạng mục xuống cấp…
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, ngập úng, sạt lở, lũ quét, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Ngành Y tế Yên Bái đã nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ, nhằm đảm bảo cứu chữa kịp thời, xử lý môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò “gác cổng” trong chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng khi y tế cơ sở không làm tròn vai trò này thì cuộc sống của người nghèo-nhất là đồng bào DTTS, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa càng thêm chật vật.
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống rải rác, nhất là ở 81 xã khu vực III, 177 thôn ĐBKK thuộc 56 xã khu vực II của tỉnh. Đây cũng là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, bão lũ và dễ phát sinh bệnh tật, dịch bệnh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và tránh quá tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Những năm qua, phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” ở các địa phương miền núi đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần cùng địa phương hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tuyến cơ sở. Các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư xây dựng khang trang, đội ngũ y, bác sĩ không ngừng rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Mới đây, Đoàn Thanh niên Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh, lực lượng y tế cơ sở tổ chức khám, tư vấn, phát thuốc cho nhân dân xã Yên Khương.
Đã lâu rồi, đa phần người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang hầu như đã không còn tìm đến thầy cúng để bắt con “ma” mỗi khi bị đau ốm, thay vào đó là đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh (KCB). Đó là nhờ ngành Y tế Hà Giang đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các tuyến cơ sở, tạo được lòng tin cho người dân.
Có lẽ không nhiều huyện miền núi với gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo 47% lại có hệ thống Trạm Y tế tuyến xã được quan tâm, đầu tư bằng ngân sách địa phương như huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Cùng nhau xóa bỏ các tập quán lạc hậu, cam kết giữ vệ sinh buôn làng, không họp chợ tự phát gây ô nhiễm môi trường, nắm vững các kiến thức về phòng chống các loại dịch bệnh thông thường là cách làm hay ở các buôn làng của huyện Đăk Hà (Kon Tum).