Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Minh Khương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã chú trọng triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo việc làm tại chỗ, giúp người dân mở rộng sản xuất, kinh doanh. Từ đó, đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Xã hội -
Minh Thứ -
10:43, 17/02/2020 Cứ mỗi dịp sau Tết, hàng ngàn người lại xa quê để tìm việc làm. Thu nhập của họ đã góp phần làm thay đổi trong cuộc sống nhiều gia đình. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là những đứa trẻ “bị bỏ lại” quê nhà, thiếu vắng tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ, gia đình và địa phương thiếu hụt nguồn lao động...
Trong những năm gần đây, học nghề đã và đang được lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) lựa chọn. Từ học nghề, đã tạo cơ hội cho nhiều lao động tìm được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thanh niên DTTS không có việc làm nên phải đi làm ăn xa đã khiến việc tập hợp thanh niên gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vậy đâu là hướng đi và cần có những giải pháp gì để tổ chức đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, đồng hành cùng thanh niên DTTS?
Xã hội -
HỒNG PHÚC -
18:21, 27/09/2019 Trong những năm qua, tại Lào Cai, Quỹ Quốc gia về việc làm (QGVVL) là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh tự giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập.
Với nhu cầu tuyển dụng của hơn 700 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng việc cần thiết phải định hướng hỗ trợ sinh viên có cơ hội việc làm như hiện nay, trong thời kỳ 4.0, nếu vấn đề truyền thông định hướng việc làm vẫn theo cách làm truyền thống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều bất cập về thời gian, công sức, tính hiệu quả không cao.
Trong những năm qua, việc cử học sinh đồng bào các DTTS đi học theo hệ cử tuyển nhằm giải quyết nhu cầu phát triển lực lượng cán bộ là người DTTS. Đây là một chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc đào tạo cán bộ nguồn cho vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều sinh viên sau khi học xong hệ cử tuyển vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
So với những phiên giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ, bị hạn chế về thời gian và không gian, thì những sàn giao dịch trên mạng giúp cho mọi người có thể chủ động tìm kiếm việc làm hơn, ngay cả ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể tiếp cận mà không gặp bất kỳ rào cản nào.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên là người DTTS. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề cho 3.895 học sinh, sinh viên với tổng mức hỗ trợ trên 20 tỷ đồng; trong đó có 3.451 người là DTTS; 191/4.011 doanh nghiệp có chủ sở hữu là người DTTS đã thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 62.500 người.
Trong điều kiện khó giải quyết nhu cầu đất sản xuất, thì tạo việc làm cho lao động người DTTS là vấn đề không hề dễ, cho dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ được triển khai. Thực trạng này đòi hỏi, phải đánh giá lại việc thực thi các chính sách, xem xét một cách toàn diện các khâu đào tạo nghề, giải quyết việc làm, gắn kết với thị trường lao động…
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các địa phương đã nỗ lực đưa lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều địa phương đã trở thành điểm sáng trong công tác này; trong đó huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là một điển hình.
Không có đất sản xuất, lại không muốn di cư rời xa quê quán, không ít lao động DTTS đã tìm đến những cửa khẩu để tìm việc làm. Ở đây, họ đối diện với nhiều hiểm nguy.
Thiếu việc làm vì không có đất canh tác, thất nghiệp sau khi ra trường vì không tìm được việc làm,... Nhiều lao động DTTS đã tìm kế sinh nhai ở những địa phương khác. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng di cư tự phát với nhiều hệ lụy đi kèm rất khó ngăn chặn.
LTS: Kết quả từ cuộc khảo sát quốc gia năm 2015 về tình hình kinh tế-xã hội của 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 87,55%. Nhưng lao động người DTTS đã và đang đối diện với tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Vì sao lại có nghịch lý này?
Trong tháng 7/2018, nhiều lớp học viên cuối cùng của Dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” sẽ tốt nghiệp. Gần 500 học viên là những thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc ít người đến từ nhiều vùng quê đã được học nghề, đào tạo bài bản để tự tin gia nhập thị trường lao động.
Bà Lê Thị Phương Hoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương (thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương) cho biết, trong những năm gần đây, thị trường lao động của Hải Dương bị “khủng hoảng” thiếu lao động phổ thông.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tình hình sản xuất của đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ kém hiệu quả.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, cả nước giải quyết việc làm (GQVL) cho trên 357 nghìn lao động. Trước đó, năm 2017, hơn 1,6 triệu lao động cũng đã được GQVL.
Năm 2018, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những giải pháp được xác định mang tính đột phá của GDNN là đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho học nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để việc liên kết này thành hiện thực không phải là vấn đề dễ dàng.
Nhiều người khuyết tật (NKT) mong muốn tìm việc làm để chứng tỏ bản thân và giảm bớt sự lệ thuộc vào gia đình. Tuy nhiên, với những khó khăn, khiếm khuyết của bản thân, để giúp cho NKT hòa nhập cộng đồng tốt hơn rất cần sự chung tay của toàn xã hội.