Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa các DTTS tiếp cận từ kiến trúc nhà ở cổ truyền

Trương Vui - 16:04, 05/04/2023

Ngày 5/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học Văn hóa các DTTS tiếp cận từ kiến trúc nhà ở cổ truyền. Tọa đàm do trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp với Công ty TNHH Quốc tế Mai Hà (Mai Hà Books) tổ chức, với sự đồng hành của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam.

Quang cảnh buổi Tọa đàm
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: Gs.Ts. Kiến trúc sư Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; PGs.Ts. Vương Xuân Tình - nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam; PGs.Ts. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, cùng nhiều Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà dân tộc học, nhà giáo, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học.

Phát biểu dẫn đề Tọa đàm, Nhà giáo, nhà nghiên cứu, PGS.TS Đặng Hoài Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, Tọa đàm Văn hóa các DTTS tiếp cận từ kiến trúc nhà ở cổ truyền bắt nguồn từ cảm hứng về cuốn sách “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng, hướng đến tiếp cận đa ngành về văn hóa các dân tộc nhìn từ góc độ kiến trúc nhà ở cổ truyền.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu, PGs.Ts. Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu dẫn đề Tọa đàm
Nhà giáo, nhà nghiên cứu, PGs.Ts. Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu dẫn đề Tọa đàm

Qua buổi Tọa đàm, PGs.Ts. Đặng Hoài Thu bày tỏ mong muốn các hoạt động khoa học sẽ trở thành hoạt động thường niên, với sự đồng hành của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để giới thiệu, phát triển những công trình nghiên cứu khoa học quý báu và đặc biệt quan trọng của các nhà khoa học Việt Nam.

Phát biểu điều phối Tọa đàm, PGs.Ts. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cho biết, tiếp nối một số nghiên cứu từ góc độ kiến trúc, sử học về loại hình nhà của các cư dân cổ trên đất nước Việt Nam, nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng đã có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thống, mang tính liên ngành về kiến trúc nhà ở cổ truyền nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung. Tọa đàm sẽ hướng tới làm rõ thêm những đóng góp của nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng trong hành trình nghiên cứu về dân tộc học, văn hóa học, sử học, cung cấp thêm những góc nhìn thú vị về nền kiến trúc đặc sắc và độc đáo của các dân tộc tại Việt Nam.

PGs.Ts. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam phát biểu trong vai trò điều phối Tọa đàm
PGs.Ts. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam phát biểu trong vai trò điều phối Tọa đàm

Theo PGs.Ts. Vương Xuân Tình - Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam, nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng là một chuyên gia đầu ngành nghiên cứu văn hóa vật chất. Chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” là công trình nghiên cứu quan trọng, gồm những bài nghiên cứu chuyên sâu đi vào mô tả, phân tích những cấu trúc trong các loại nhà của từng dân tộc, từ chất liệu xây dựng, cách thi công, đặc điểm riêng có của từng loại nhà của các dân tộc, chức năng sử dụng các loại phòng, các quan niệm và nghi lễ tâm linh liên quan đến nhà ở của các dân tộc… Chúng đều được tổng hợp lại, tạo thành bài chuyên khảo có giá trị, được sử dụng trong nghiên cứu về nhà ở dưới tiếp cận dân tộc học.

Qua đó, công trình “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” có giá trị lớn trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa về nhà ở của mỗi tộc người được lưu giữ, chẳng hạn: Loại “nhà trâu” của nhóm Cao Lan (dân tộc Sán Chay) với kết cấu vì kèo và mặt bằng sinh hoạt, hình dụ một số bộ phận trong ngôi nhà là bộ phận thân thể của con trâu; ngôi nhà “thang yơ” của người Chăm ở Nam Trung Bộ, được ví như người đàn bà, với các bộ phận trong ngôi nhà tương ứng với bộ phận nào đó trên cơ thể của họ. Đây là tàn dư mẫu hệ của dân tộc này… Đây là cơ sở phục dựng và bảo tồn nhà ở truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam.

PGs.Ts. Vương Xuân Tình - Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam: Chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” là cơ sở phục dựng và bảo tồn nhà ở truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam
PGs.Ts. Vương Xuân Tình - Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam: Chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” là cơ sở phục dựng và bảo tồn nhà ở truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam

Còn theo Gs.Ts. Kiến trúc sư Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, với kiến trúc - bộ môn nghiên cứu về tổ chức không gian sống thì “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Khắc Tụng là tài liệu quý để các Kiến trúc sư có thể tìm hiểu và sáng tạo, giữ gìn kiến trúc nhà ở truyền thống.

Trong xu thế phát triển hiện nay, kiến trúc đương đại phải luôn hướng tới cái mới, nhưng phải dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống, những yếu tố cấu thành bản sắc. Đó chính là xu hướng kiến trúc hiện đại hóa bản địa, vừa giải mã kiến trúc truyền thống, vừa tạo ra ngôn ngữ kiến trúc đương đại có bản sắc. Muốn vậy, các kiến trúc sư phải dựa trên những nghiên cứu của các nhà dân tộc học để hiểu được yếu tố cốt lõi từ kiến trúc nhà ở cổ truyền.

Theo Gs.Ts. Kiến trúc sư Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Kiến trúc đương đại phải luôn hướng tới cái mới, nhưng phải dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống, những yếu tố cấu thành bản sắc
Theo Gs.Ts. Kiến trúc sư Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Kiến trúc đương đại phải luôn hướng tới cái mới, nhưng phải dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống, những yếu tố cấu thành bản sắc

Từ các giá trị về nghiên cứu văn hóa tộc người, chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” và những chia sẻ tại Tọa đàm khoa học “Văn hóa các DTTS tiếp cận từ kiến trúc nhà ở cổ truyền" đã gợi mở một hướng nghiên cứu liên ngành để phục vụ kiến trúc và xây dựng nhà ở của các dân tộc Việt Nam hiện nay.

"Khoa học không tồn tại độc lập từng ngành, mà là sự liên hết của các ngành khoa học. Kiến trúc, dân tộc học, dân tộc và văn hóa phải được đặt trong tổng thể một hệ sinh thái. Kiến trúc không chỉ cần xanh về môi trường, mà còn phải xanh về văn hóa. Tức là không phải chỉ có một môi trường sống tốt, mà còn cần có môi trường sống đẹp, không phải chỉ cần có một nền văn hóa đẹp, mà còn phải cần có một nền văn hóa giá trị. Trách nhiệm định danh văn hóa mà thầy Tụng đã đặt những viên gạch đầu tiên chính là tiền đề cho trách nhiệm cần được thực hiện trong tương lai", Nhà giáo, nhà nghiên cứu, PGs.Ts. Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 4 phút trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"hopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hình ảnh những chiếc VF 8 mui trần đi giữa rừng cờ đỏ sao vàng là khoảnh khắc ấn tượng và đầy tự hào trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Du lịch - Ngọc Ánh (T/h) - 1 giờ trước
Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Tấn Tuân, vừa có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Khánh Sơn để nắm bắt tình hình và chỉ đạo địa phương thực hiện.
Quảng Nam: Gần 8.000 hộ gia đình miền núi sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025

Quảng Nam: Gần 8.000 hộ gia đình miền núi sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu 9 huyện miền núi khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2024 đảm bảo tiến độ thực hiện Nghị quyết 23/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam.