Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “ngôi nhà 28” ở vùng cao xứ Huế

Minh Ngọc - 08:52, 04/01/2023

Những hộ gia đình được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hay những căn nhà được xây dựng từ nguồn hỗ trợ vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã mở ra cơ hội mới giúp đồng bào DTTS ở các huyện miền núi A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) có cơ hội an cư, thoát nghèo.

Những căn nhà đầu tiên tại huyện Nam Đông được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã được khởi công xây dựng.
Những căn nhà đầu tiên tại huyện Nam Đông được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã được khởi công xây dựng.

Từ chính sách đến cuộc sống

Thống kê cho thấy, huyện Nam Đông còn có 209 hộ thiếu nhà ở, 25 hộ thiếu đất ở, 367 hộ thiếu đất sản xuất, 255 hộ thiếu nước sinh hoạt. Tại huyện miền núi A Lưới, theo báo cáo rà soát năm 2022, toàn huyện có 1.775 hộ thiếu nhà ở, 1.798 hộ thiếu đất ở, 3.805 hộ thiếu đất sản xuất, 1.292 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021- 2025” (NĐ28) được thực hiện tại miền núi A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đang giúp người dân vùng cao phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.

Mới đây, 2 huyện vùng cao A Lưới và Nam Đông đã xây dựng Đề án hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện A Lưới đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đây là một trong những nội dung thuộc Dự án 1 và Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030.

Nhờ nguồn vốn từ Nghị định 28, nhiều hộ dân đồng bào DTTS tại A Lưới và Nam Đông nỗ lực vươn lên làm chủ kinh tế, giảm nghèo bền vững. Điển hình như bà Trần Thị Đơn (thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới) từ một hộ nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã vươn lên trở thành một điển hình tiên tiến trong sản xuất. Gia đình bà Đơn có 3 người con đang tuổi ăn tuổi học, nhưng hai vợ chồng bà lại không có việc làm ổn định. Chồng làm thuê, bà Đơn ở nhà quanh quẩn với mảnh vườn.

Bà Trần Thị Đơn (huyện A Lưới) từ một hộ nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành một điển hình tiên tiến.
Bà Trần Thị Đơn (huyện A Lưới) từ một hộ nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế

Khi đăng ký tham gia và được kết nạp làm hội viên của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Diên Mai, bà Đơn được bình xét vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới để trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò. Với nguồn vốn vay ưu đãi, bà đầu tư mua trâu, bò giống, sau những lứa đầu tiên được xuất chuồng, bà có vốn đầu tư phát triển thêm 1ha rừng. Hiện, gia đình bà đã duy trì được tổng đàn trâu, bò với 19 con và 2ha rừng, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Nhờ sản xuất, chăn nuôi hiệu quả mà gia đình bà Đơn đã xây dựng được căn nhà khang trang với tổng số tiền hơn 240 triệu đồng. Ngoài ra, với nguồn hỗ trợ từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, bà Đơn đã đầu tư thêm hệ thống nước sạch và xây nhà vệ sinh bảo đảm sạch sẽ.

Ông Hà Văn Trung - Phó Giám đốc NHCSXH huyện A Lưới cho biết, theo Quyết định phân bổ vốn năm 2022, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho NHCSXH huyện Nam Đông 5 tỷ đồng phục vụ cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP. NHCSXH huyện đã phối hợp với Phòng Dân tộc và Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành kiểm tra, thẩm định và tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách 129 hộ đủ điều kiện vay vốn. Đến nay, đã hoàn thành hồ sơ thủ tục và giải ngân vốn vay cho 51 hộ nghèo là người DTTS.

Cán bộ NHCSXH xuống tận cơ sở để tìm hiểu, giúp đỡ bà con theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP.
Cán bộ NHCSXH xuống tận cơ sở để tìm hiểu, giúp đỡ bà con theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP.

Còn tại huyện Nam Đông, ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, do điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao. Hiện tại, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị và chính quyền cấp xã, thị trấn huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Các đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS chưa có nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Huyện cũng kịp thời bố trí các nguồn lực từ xã hội hóa để ưu tiên hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, tránh bỏ sót những hộ thật sự khó khăn.

Những ngôi nhà mơ ước

Ở các huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới có nhiều “ngôi nhà 28” khang trang được xây dựng nhờ vào vốn vay theo Nghị định 28 của Chính phủ. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quách (ở thôn A Tia 2, xã Hồng Kim, huyện A Lưới). Từ nhiều năm qua, gia đình ông Quách thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất. Nguồn thu nhập chính từ việc làm ruộng, chăn nuôi nên ông không dám nghĩ tới việc xây dựng được một căn nhà vững chắc để ở. Được hỗ trợ vốn vay từ NHCSXH huyện A Lưới, sau hơn một tháng khởi công, ngôi nhà của ông Quách đang được hoàn thiện, đem lại niềm vui cho gia đình.

NHCSXH huyện A Lưới đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP cho bà con.
NHCSXH huyện A Lưới đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP cho bà con.

Ông Quách chia sẻ: “Gia đình tôi rất khó khăn, phải sống trong căn nhà lá lụp xụp, cứ mưa xuống là bị dột, không có chỗ để ngủ. Năm 2022, được chính quyền các cấp cùng NHCSXH quan tâm, hỗ trợ vốn vay 40 triệu đồng để dựng nhà mới, bây giờ gia đình tôi đã yên tâm rồi. Năm nay, gia đình tôi được đón Tết trong ngôi nhà mới, vui hơn những năm trước”.

Tương tự, ông Hồ Văn Ngâu là 1 trong 51 hộ nghèo người dân tộc Cơ Tu được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28. Được sự hỗ trợ của chính quyền và NHCSXH, ông Ngâu được vay 40 triệu đồng với lãi suất 3%/năm, cộng với nguồn vốn tích cóp của gia đình, sự giúp đỡ của người thân, ông đã xây lại căn nhà với tổng kinh phí khoảng 130 triệu đồng. Dự kiến ngôi nhà sẽ đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2023.

Người dân đến NHCSXH huyện giao dịch giải ngân vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị định 28
Người dân đến NHCSXH huyện giao dịch giải ngân vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị định 28

Chị Phan Thị Ton - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Cha Ke, xã Thượng Long, huyện Nam Đông dẫn chúng tôi tới thăm một số hộ trong thôn được vay vốn theo Nghị định 28 để xây dựng nhà ở. Chị Phan Thị Ton cho biết, trong năm 2022, thôn Cha Ke có 9 hộ được vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó tổ của chị Ton hỗ trợ giải ngân cho 4 hộ. Hiện, phần lớn các hộ được vay vốn ưu đãi đều đã khởi công xây dựng nhà ở.

Có thể khẳng định, từ nguồn hỗ trợ vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã giúp đồng bào các DTTS ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới có nhà mới để “an cư lạc nghiệp”,vươn lên thoát nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 4 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 11 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 11 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 12 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.