Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuổi trẻ Bình Định góp sức bảo tồn văn hóa truyền thống

Thành Nhân - C.Hiếu - 04:46, 10/11/2022

Trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Bình Định luôn quan tâm giáo dục ý thức cũng như khơi gợi, khuyến khích, tổ chức cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) và học sinh giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng những việc làm cụ thể. Qua đó, giúp đồng bào vùng cao bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

CLB Cồng chiêng và múa xoang của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Vĩnh Thạnh tập luyện vào thứ Tư hàng tuần
CLB Cồng chiêng và múa xoang của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Vĩnh Thạnh tập luyện vào thứ Tư hàng tuần

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Nhân dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã đạt được những kết quả đáng mừng. Trong đó, công tác Đoàn đóng vai trò quan trong trong việc phục hồi và lưu giữ cho thế hệ sau biết và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vào trưa thứ Tư hằng tuần, các thành viên CLB Cồng chiêng và múa xoang của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) lại hào hứng đến hội trường tập luyện đánh cồng chiêng và múa xoang. Các em được chia thành nhiều nhóm; nhóm được chủ nhiệm CLB và anh chị khóa trên hướng dẫn những kỹ năng, điệu thức, cách diễn tấu cồng, chiêng, đánh trống theo nhịp; nhóm được hướng dẫn các điệu múa xoang truyền thống. Sau đó, các em cùng nhau biểu diễn để nhớ các kỹ năng vừa được truyền dạy.

Tham gia CLB này được gần 1 năm, từ chỗ không biết cầm và đánh chiêng, em Đinh Văn Định, dân tộc Ba Na đã có thể đánh cồng chiêng thuần thục. Định chia sẻ: Em thấy việc học đánh cồng chiêng rất bổ ích, giúp em và các bạn thêm tự hào, có ý thức gìn giữ truyền thống của dân tộc Ba Na mình tốt hơn.

Theo thầy Đặng Thanh May, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Vĩnh Thạnh, CLB Cồng chiêng và múa xoang thành lập từ năm 2019, hiện có 28 học sinh tham gia. Hằng năm, nhà trường thường mời nghệ nhân về dạy kỹ năng chơi nhạc cụ cho học sinh; vận động các em tham gia các hoạt động văn hóa – thể thao; biểu diễn các tiết mục cồng chiêng, múa xoang vào lễ khai giảng, tổng kết, ngày hội… Từ đó, tạo ra sân chơi bổ ích, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình và phát triển văn hóa cồng chiêng trong tương lai.

Bí thư Huyện đoàn Vĩnh Thạnh Lương Thành Chương cho hay: Tại các xã, thị trấn, trường nội trú trong huyện đã thành lập 12 CLB Cồng chiêng và múa xoang thanh niên và 1 CLB Hát bài chòi, với hơn 300 ĐVTN, học sinh tham gia. Việc thành lập và duy trì các CLB đã góp phần khơi dậy trong các bạn trẻ niềm tự hào, đam mê, cố gắng lưu giữ những giá trị truyền thống của cha ông để lại.

Còn tại huyện An Lão, nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa. Các cấp bộ Đoàn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chăm lo tạo điều kiện để ĐVTN có điều kiện phát triển toàn diện; trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật của mọi công dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc.

Vì vậy, đời sống văn hóa ngày càng phong phú; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện được phục hồi qua việc thành lập các Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ dân ca nhạc cụ Hrê, Ba Na, câu lạc bộ dân ca bài chòi; thành lập 10 đội văn nghệ quần chúng ở 10 xã, thị trấn để phục vụ trong các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, địa phương và các dịp lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên quê hương An Lão.

CLB Cồng chiêng của Trường PTTH Nội trú tỉnh Bình Định
CLB Cồng chiêng của Trường PTTH Nội trú tỉnh Bình Định

Trong nhiệm kỳ qua, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn quan tâm. Trên 100 CLB sở thích như: CLB cồng chiêng, bài chòi, võ thuật thanh niên… cùng nhiều mô hình “Em yêu văn hóa dân gian” được thành lập.

Ngoài ra, Tỉnh đoàn còn thường xuyên phối hợp với các sở, ngành định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số, ngày hội thanh niên dân tộc thiểu số... nhằm tạo sân chơi để thanh niên dân tộc thiểu số có điều kiện giao lưu, học hỏi, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.

Theo Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định Phạm Hồng Hiệp, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Bởi, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, nhiều yếu tố tiêu cực tác động không nhỏ đến một bộ phận thanh thiếu niên, làm họ xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc; có những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực giá trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; đề cao giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài, dẫn đến bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ dần bị mai một.

Tiếp tục phát huy những thành công ban đầu, thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn sẽ tăng cường giáo dục cho ĐVTN, học sinh về những giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa để thế hệ trẻ hiểu, giúp họ thấy được những cái hay, cái đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc của văn hóa truyền thống.

“Chúng tôi khuyến khích ĐVTN thành lập các nhóm văn nghệ hát, múa, mặc trang phục truyền thống. Làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt cho công tác bảo tồn ở cấp huyện, cấp xã… Từ đó, xây dựng ý thức trách nhiệm, quyết tâm hành động của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống”, anh Hiệp chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gần 40 đơn vị nghệ thuật tham dự Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023

Gần 40 đơn vị nghệ thuật tham dự Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023

Sắc màu 54 - PV - 4 giờ trước
Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10 - 14/6 tại Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20 - 26/6tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 4 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 4 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Hiện đại hóa nông thôn ở vùng cao: Cần hài hòa để giữ được bản sắc văn hóa

Hiện đại hóa nông thôn ở vùng cao: Cần hài hòa để giữ được bản sắc văn hóa

Sắc màu 54 - Giang Lam - 4 giờ trước
Làng quê Việt Nam ngày càng phát triển với diện mạo mới, nhưng cũng đang chứng kiến những thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về bản sắc văn hóa, về đời sống tinh thần. Tuyên Quang cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Nhiều căn nhà, công trình mọc lên với kiến trúc xa lạ, không phù hợp với không gian văn hóa, bản sắc vùng cao.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 5 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 5 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 5 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 13 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.