Từ bến ở thượng lưu đập thủy điện Bản Vẽ, sau 40 phút đi thuyền máy xuyên qua lòng hồ trên sông Nậm Nơn, chúng tôi đến bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh. Đây là vùng lõi nghèo của Tương Dương - huyện biên giới 30a, tỉnh Nghệ An. Như là một "ốc đảo" giữa lòng hồ rộng lớn, Xốp Cháo đến nay vẫn là bản 3 "không": Không đường giao thông, không điện lưới và không sóng điện thoại. Để giúp Xốp Cháo vươn lên, hiện tại dòng vốn chính sách đang được đưa về, giúp những người dân Khơ Mú từng bước vượt qua nghèo khó vốn đã thâm căn cố đế bao đời.
Liên tục trong nhiều ngày qua, tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk xuất hiện các ổ dịch mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân phần lớn là do người dân lơ là chủ quan không thực hiện nghiêm túc 5K vì nghĩ đã tiêm đủ vắc xin và thói quen tụ tập sinh hoạt cộng đồng...
Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, đã có trên 13.000 người lao động Lào Cai từ các địa phương, vùng dịch trở về. Trong đó, phần đông là người DTTS, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn và khu vực biên giới. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề tạo việc làm cho lao động hồi hương đang được tỉnh Lào Cai quan tâm ưu tiên với nhiều giải pháp cụ thể.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của tình hình dịch bệnh, song với nhiều giải pháp quyết liệt, linh hoạt, trong đó, có việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động ra vào của các lái xe đường dài, đã đảm an toàn trong tình hình mới cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh).
Nhiều năm nay, người dân 3 xã vùng cao: Cường Lợi, Đồng Thắng, Lâm Ca của huyện Đình Lập (Lạng Sơn) rất vất vả khi di chuyển trên con đường đã hư hỏng nghiêm trọng. Con đường giống như ruộng lúa sắp cấy, có những đoạn bùn ngập đến hơn nửa bánh xe. Nếu trời mưa to thì người dân, đặc biệt là học sinh không thể đến trường.
Sống trong vùng đệm của vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình), đồng bào Mường đã tận dụng những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng đất đai rừng để phát triển chăn nuôi. Trong đó, rất nhiều mô hình nuôi ong mật, nuôi dê, hươu...của đồng bào đã cho hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền vững mạnh từ cơ sở, tỉnh Đắk Nông chú trọng công tác xây dựng, phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS)...
Hòa Bình là tỉnh miền núi với không ít khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế-xã hội trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung, phong trào khởi nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, những năm qua, phong trào khởi nghiệp tại Hòa Bình đã có những bước tiến cả về chất và lượng.
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng. Trước khó khăn đó, UBND huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội) đã chủ động hỗ trợ và thực hiện nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Điện Biên rất chủ động trong việc đào tạo, liên kết để tăng cơ hội việc làm cho học viên. Nhờ đó, ngoài vượt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo ở Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
11 năm đã qua, việc bồi thường, tái định cư cho các hộ dân ở bản Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) bị ảnh hưởng bởi Dự án hồ chứa nước bản Mồng vẫn chưa thực hiện, khiến các hộ dân đi không được, ở không xong, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Vận dụng các nguồn lực để triển khai các dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, nhờ đó, từ năm 2015 đến nay, theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, TP. Hạ Long còn 62 hộ nghèo, 139 hộ cận nghèo.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đang mang lại kỳ vọng thay đổi lớn cho vùng DTTS, miền núi trên cả nước, trong đó có đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.
Những năm qua, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống được huyện Triệu Phong (Quảng Trị) quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Khi nhắc đến những phong tục tập quán của đồng bào các DTTS trong các dịp tang ma, cưới hỏi nhiều người thường nghĩ đến những hủ tục. Tuy nhiên đối với đồng bào Lô Lô đen (nhóm địa phương thuộc dân tộc Lô Lô ) ở Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) lại lưu giữ một số phong tục, có thể nói là rất văn minh trong việc tang ma...
Với dân làng Bot Grek, xã Hnol, huyện Đak Đoa (Gia Lai), già làng Đôih có công đầu trong việc tạo nên cánh đồng Bơ Nan rộng 20 ha để trồng lúa nước 2 vụ. Và suốt 15 năm qua, ông luôn là “thủ lĩnh” tinh thần, động viên người dân đoàn kết, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.
Những năm qua, đội ngũ già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục khẳng định vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cho người dân. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, tài liệu… bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Trong những ngày gần đây, tỉnh Bình Phước tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 tăng nhanh mỗi ngày. Đáng lo ngại, là có đến 2/3 số ca nhiễm được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và nhiều ổ dịch được phát hiện trong vùng đồng bào DTTS.
Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều buôn làng ít nhiều bị tác động, phai nhạt. Tuy nhiên những năm qua, với nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, cùng với sự trăn trở, miệt mài giữ gìn bản sắc văn hóa của không ít những nghệ nhân, già làng, trưởng bản..., mà hiện nay ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang được đồng bào giữ gìn và phát huy.