Huyện biên giới Buôn Đôn có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 47%. Đất đai cằn cỗi, nguồn nước khan hiếm, diễn biến thời tiết phức tạp nên đời sống đồng bào luôn đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, từ việc triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nên đời sống đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuyên Quang là địa phương thứ 7 trong năm 2021 của chương trình “Điều ước cho em” kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Tại đây, chương trình đã tặng những phần quà ý nghĩa đến các trường học khó khăn; các giáo viên, học sinh nghèo vượt khó.
Trên địa bàn khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đa phần, các hộ dân là đồng bào DTTS, có điều kiện kinh tế khó khăn, không có kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới nên luôn phải sống trong nỗi bất an mỗi khi đến mùa mưa bão.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) được tạo điều kiện phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa; góp phần vào sự phát triển KT-XH tại địa phương.
Với những tiềm năng, thế mạnh và vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua TP. Hưng Yên đang từng bước chuyển mình để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại.
Khu tam giác cây xanh, thuộc tổ 12, phường Nam Cường, TP. Lào Cai (Lào Cai) được quy hoạch tổng thể từ năm 2002. Vậy nhưng, sau gần 20 năm, với 3 lần điều chỉnh, các dự án nằm trong khu vực này vẫn chưa được triển khai. Và cũng từng đấy thời gian, hơn 70 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Giáy, sống trên đất quy hoạch không thể an cư, bởi không thể làm gì trên mảnh đất của chính mình.
Quá trình thi công Quốc lộ 15, qua địa bàn huyện Lang Chánh, Bá Thước (Thanh Hóa) đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân trên tuyến đường đi qua. Người dân bức xúc vì nhà cửa, nơi ở bị thiệt hại, nhưng không được dự án hỗ trợ, đền bù.
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn TP. Hà Nội tiếp tục được đầu tư đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các buôn làng ở Đắk Lắk đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống Nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm,… Có được kết quả đó, một phần nhờ sự chung sức, đồng lòng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Xác định đào tạo nghề là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngược dãy Giăng Màn khi những tia nắng đã xuyên qua màn sương sớm, chúng tôi về thăm bà con người Chứt ở khu tái định cư trên "cổng trời " Cha Lo.
Thời gian qua, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ đã tích cực trong công tác vận động Phật tử trên địa bàn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn phum, sóc xanh sạch đẹp, nâng cao ý thức cho đồng bào Phật tử, góp phần hiệu quả trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Mới đây, tỉnh Cà Mau đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2021. Qua đó, ghi nhận những kết quả đã đạt được từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), khẳng định vị thế cho sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Đồng thời, nâng chuỗi giá trị cho từng sản phẩm, nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế vùng nông thôn, từng bước hỗ trợ hoàn thành các chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới.
Oóc Om Bok còn gọi là Lễ hội Cúng trăng, hay Lễ Đút cốm dẹp của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội Oóc Om Bok - Đua ghe ngo của đồng bào Khmer năm 2021 được diễn ra trong 2 ngày 19 - 20/11. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng. Sôi nổi nhất phải kể đến là Hội Đua ghe Ngo, thu hút nhiều đội ghe trong và ngoài tỉnh tham dự.
Những ngày đầu tháng 11/2021, sau thời gian dài là tỉnh duy nhất giữ vững vùng xanh, Cao Bằng đã ghi nhận những ca bệnh đầu tiên là công dân từ các địa phương có dịch trở về địa phương. Nhưng với sự chủ động, linh hoạt, quyết tâm, quyết liệt trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đến thời điểm hiện tại, tỉnh chưa ghi nhận sự lây nhiễm từ các ca bệnh này ra ngoài cộng đồng.
Cam Vinh một thời nức tiếng. Ai đã từng đến Nghệ An mà chưa thưởng thức một vài múi cam vàng óng ánh với mùi hương đặc trưng mang thương thiệu cam Vinh thì quả là thiệt thòi. Thế mà, những năm gần đây, loại quả hái ra tiền này đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Dịch bệnh đang bùng phát ở nhiều vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của ngươi dân. Hàng nghìn gia đình đồng bào DTTS vốn đã khó khăn, nay gặp dịch bệnh càng khó khăn hơn. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn.
Trong các niên vụ trước, cam sành Hà Giang rơi vào tình trạng “rụng thành suối” ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, thời gian qua, người trồng cam cũng như chính quyền địa phương, đã sớm xây dựng các kịch bản tiêu thụ cam, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc được ví như "miền đất sử thi", du lịch Hòa Bình đang được đánh thức nhờ những tiềm năng phong phú này. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xây dựng, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Do thiếu giáo viên, nên nhiều trường học ở tỉnh Bắc Giang buộc phải dồn lớp, hoặc bố trí dạy 2 buổi/ngày. Hiện, nhiều trường liên tục đăng thông báo tuyển gấp giáo viên hợp đồng cho năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, nhiều người không mặn mà, vì mức lương trả cho giáo viên hợp đồng quá thấp.