Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Thi công Quốc lộ 15 ở Thanh Hóa: Cần xem xét đến quyền lợi của người dân

Quỳnh Trâm - 21:03, 24/11/2021

Quá trình thi công Quốc lộ 15, qua địa bàn huyện Lang Chánh, Bá Thước (Thanh Hóa) đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân trên tuyến đường đi qua. Người dân bức xúc vì nhà cửa, nơi ở bị thiệt hại, nhưng không được dự án hỗ trợ, đền bù.

Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú, huyện Bá Thước cho biết phải dựng lều để tránh ngập nước khi trời mưa
Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú, huyện Bá Thước cho biết phải dựng lều để tránh ngập nước khi trời mưa

Quyền lợi người dân chưa được bảo đảm 

Theo phản ánh của người dân thôn Cú, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, những ngày qua, hơn 40 hộ dân, đã nhiều lần gửi đơn thư đề nghị UBND huyện Bá Thước xem xét việc đền bù, hỗ trợ cho những hộ sống hai bên đường Quốc lộ 15 do bị ảnh hưởng bởi thi công tuyến đường này. Dù vậy họ vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú cho biết, ngôi nhà của gia đình cũng nằm ngay cạnh đường. Khi thi công, nền đường bị nâng lên cao, khiến ngôi nhà bị chênh với nền đường đến hơn 2m, không còn lối vào nhà, lấp cả giếng nước sinh hoạt.

Theo bà Dinh, gia đình phải dựng lán ra phía sau để có nơi khô ráo ngủ mỗi khi trời mưa. Khi việc thi công ảnh hưởng, gia đình bà và các hộ dân nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương đến ghi nhận và có phương án đền bù, nhưng không có người đến.

“Không có nơi ở, cực chẳng đã, vợ chồng tôi đã phải dỡ nhà, tự bỏ chi phí nâng nền cao lên để dựng nhà mới. Thậm chí tiền làm nhà chưa có, còn phải đi vay ngân hàng. Giờ đây, chính quyền lại trả lời chúng tôi rằng, không có căn cứ để xác định đền bù vì đã dỡ nhà, ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thiệt thòi của chúng tôi”, bà Dinh bức xúc nói.

Cùng một dãy với nhà bà Dinh, các hộ ông Trương Trần Trung, Phạm Văn Phương, Trương Văn Luận cũng cùng cảnh bị chênh cốt với nền đường, thiệt hại đến đời sống sinh hoạt, nhưng không được xem xét hỗ trợ.

Ông Trương Trần Trung bức xúc nói, ông và các hộ dân đã trực tiếp gặp Chủ tịch UBND huyện Bá Thước để kiến nghị, thậm chí gửi đơn đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh, nhưng cũng chưa được giải quyết.

“Không chỉ nhà tôi, mà hơn chục nhà khác tại thôn này cũng bị đơn vị thi công làm ảnh hưởng, khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Nền đường trở nên cao hơn so với nền nhà gây nguy cơ ngập úng khi trời mưa. Thế nhưng không ai chịu trách nhiệm, chúng tôi lại phải tự chịu thiệt thòi”, ông Trung nói.

Tương tự như huyện Bá Thước, nhiều hộ dân tại huyện Lang Chánh cũng làm đơn thư, đề nghị UBND huyện Lang Chánh xem xét việc đền bù, hỗ trợ cho các hộ sống hai bên Quốc lộ 15, do bị ảnh hưởng bởi thi công tuyến đường này.

Hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ở thị trấn Lang Chánh phải dùng thang tre để leo lên xuống mỗi khi vào nhà
Hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ở thị trấn Lang Chánh phải dùng thang tre để leo lên xuống mỗi khi vào nhà

Bà Hà Thị Thanh ở khu phố thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh buồn rầu cho biết: Cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn, khổ đủ đường từ khi dự án thi công. Họ hạ thấp nền đường, khiến nhà tôi chênh vênh, không còn đường ra vào. Để vào được nhà, chúng tôi đành phải làm tạm cái thang bằng tre để leo lên, người lớn leo lên, leo xuống thì không sao, nhưng đối với trẻ nhỏ thì rất lo sợ và khó khăn lớn nhất là đưa đồ dùng, hàng hóa, cồng kềnh vào nhà.

Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc thành từng mãng lớn. Trước tình trạng trên, bà Thanh chỉ mong chính quyền các cấp xem xét đền bù, hỗ trợ để gia đình bà có thêm kinh phí phá dỡ, xây dựng lại ngôi nhà mới thuận lợi hơn cho việc sinh sống trên tuyến đường này.

Ngoài hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ra, tại thị trấn Lang Chánh cũng còn nhiều hộ dân khác cho rằng, quá trình giải phóng mặt bằng, các cơ quan chức năng đã không tính toán kỹ lưỡng đến mức độ ảnh hưởng, mà các hộ dân nằm ngoài mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) phải hứng chịu để có phương án đền bù phù hợp.

Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc từng mảng lớn
Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc từng mảng lớn

Vướng mắc quy định

Dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa - Tiểu dự án 3: Nâng cấp đoạn Km53+00 - Km109+00 qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 53,3 km. Tuyến đường được triển khai thi công từ tháng 8/2020 với tổng mức đầu tư 1.051 tỷ đồng, quy mô đường cấp III miền núi, do Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

Tại Thanh Hóa, tuyến đường đi qua địa phận các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa.

Ông Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Chủ tịch Hội đồng GPMB của huyện cho rằng: Trong quá trình thi công quốc lộ, nhiều hộ dân tại xã Thiết Ống bị ảnh hưởng do chênh lệch cao độ nền nhà ở so với nền đường. Chính quyền đã khảo sát và xem xét, đối với các hộ có nhà không thể sử dụng được nữa thì Nhà nước đền bù cho họ di dời nơi khác.

“Chúng tôi đã đến kiểm tra tại thôn Cú, nhiều hộ có nhà ở chỉ chênh lệch cốt 1m, cách xa đường 5 - 7m với đường thì hộ dân đó phải tự cải tạo. Huyện đã xin ý kiến của tỉnh để có cơ chế hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng chênh cao cốt nền, nhưng tỉnh không đồng ý, vì không có quy định nào phù hợp”, ông Huy cho biết. Ông Huy cũng nói, đây là điều thiệt thòi cho các hộ dân, song không còn cách nào khác.

Về việc một số hộ phản ánh bị thu hồi đất hành lang nhưng chưa được đền bù, ông Huy giải thích, chính quyền đang phải tiếp tục rà soát, kiểm tra nguồn gốc đất, những hộ có nhà ở trên đất trước năm 1982 thì mới được đền bù theo quy định.

Còn theo ông Lê Đức Tiến, Chủ tịch Hội đồng GPMB huyện Lang Chánh, đối với một số hộ dân tự ý dỡ nhà, hiện chính quyền không thể đền bù, do không có căn cứ xác định mức độ thiệt hại. Các hộ phải tự chịu trách nhiệm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 2 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.