Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Lăk: Nhiều bất cập ở đại lộ nghìn tỷ

Lê Hường - 09:47, 08/09/2020

Đại lộ Đông - Tây, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Nhưng sau 5 năm khởi công, không chỉ thi công ì ạch mà ở dự án này, nhiều đoạn thi công xong nứt toác, bong tróc, rác thải nhếch nhác, đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) hiện vẫn chưa giải quyết xong…

Đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột khởi công 5 năm vẫn chưa thực hiện xong đền bù, GPMB.
Đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột khởi công 5 năm vẫn chưa thực hiện xong đền bù, GPMB.

Đại lộ Đông - Tây TP.Buôn Ma Thuột được khởi công vào tháng 9/2015, có chiều dài 6,9km đi qua các phường Tân Thành, Tự An, Tân Lập và xã Hòa Thắng của TP. Buôn Ma Thuột. Dự án do UBND TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 998 tỷ đồng, trong đó 90% ngân sách Trung ương, 10% ngân sách địa phương.

Kế hoạch ban đầu, Dự án sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018, nhưng do chậm tiến độ, UBND tỉnh Đăk Lăk quyết định cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành vào cuối năm 2020. Sau 5 năm thi công, đến nay chủ đầu tư mới bàn giao cho nhà thầu được 4,4/6,9km mặt bằng.

Không chỉ thi công chậm tiến độ, con đường nghìn tỷ này hiện ngổn ngang, nhếch nhác; nhiều hạng mục thi công dang dở, một số đoạn đường làm xong mặt đường đã hư hỏng với những vết nứt toác, sụt lún, tạo thành ổ trâu, ổ voi, rác thải vứt bừa bãi trên mặt đường… Thậm chí, vấn đề đền bù GPMB hiện vẫn chưa được giải quyết, nhiều hộ dân thấp thỏm chờ đợi đền bù để trả mặt bằng cho Nhà nước.

5 năm qua, gia đình bà Đinh Thị Phương ở thôn 2, xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) phập phồng lo sợ sống trong căn nhà gỗ nhỏ đã mục nát, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Nhiều lần bà Phương làm đơn xin chính quyền địa phương cho sửa lại nhà để yên tâm khi mưa gió nhưng đều bị từ chối, với lý do nhà nằm trong diện giải tỏa, tài sản đã kiểm kê phải giữ nguyên hiện trạng. Cuối cùng bà đành dùng những lá tôn mỏng che lên mái ngói, dùng thanh gỗ, sắt chống tạm chờ ngày đền bù để chuyển đi nơi khác.

“Ngày mưa to, vợ chồng tôi phải sang nhà hàng xóm trú nhờ. Chúng tôi rất khốn khổ vì đi không được, ở không xong. Nhà cửa hư hỏng không được sửa, vườn rẫy cũng không dám đầu tư, năng suất cây trồng giảm hẳn”, bà Phương cho biết.

Không riêng gia đình bà Phương, hiện tại vẫn còn hơn 200 hộ dân và nhiều tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án chưa được phê duyệt đền bù, dù đã sắp hết thời gian gia hạn. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ công trình chậm trễ, kéo dài là do nguồn ngân sách từ Trung ương không bố trí đủ kinh phí để bồi thường, khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong khâu GPMB, triển khai dự án.

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột, năm 2014, đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột được phê duyệt vốn GPMB là 220 tỷ đồng, nhưng nhu cầu thực tế kinh phí bồi thường GPMB của Dự án nay đã tăng lên khoảng 565 tỷ đồng.

Ông Trương Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột cho rằng: Từ khi triển khai Dự án, người dân trong diện giải tỏa luôn sẵn sàng di dời. Nhưng đến nay, còn nhiều hộ dân và một số tổ chức chưa được giải quyết đền bù vì vướng mắc về vốn. Dự án đã khiến nhiều người dân thiệt thòi, nhà cửa không được sửa sang, cây trồng không được chăm sóc.

“Theo nguyên tắc tài sản sau khi đã kiểm kê, lên phương án đền bù phải giữ nguyên hiện trạng đến khi nhận tiền và bàn giao. Nhiều người dân chán nản để cây cối chết, nhưng còn nhiều diện tích cây lớn hơn nhiều so với thời điểm kiểm kê. Vì vậy, công tác kiểm định gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến chi phí bồi thường.

Hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột đã đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chi phí GPMB theo nhu cầu thực tế để tiếp tục thực hiện Dự án.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 1 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 1 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.