Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thương hiệu cam Vinh đang có nguy cơ xóa sổ

Việt Thắng - Y Nguyên - 17:40, 18/11/2021

Cam Vinh một thời nức tiếng. Ai đã từng đến Nghệ An mà chưa thưởng thức một vài múi cam vàng óng ánh với mùi hương đặc trưng mang thương thiệu cam Vinh thì quả là thiệt thòi. Thế mà, những năm gần đây, loại quả hái ra tiền này đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Người dân nẫu ruột trước hiện tượng cam rụng hàng loạt
Người dân nẫu ruột trước hiện tượng cam rụng hàng loạt

Cam Vinh - Thời vàng son

Xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được coi là thủ phủ của cam Vinh. Một thời cây cam được mệnh danh là cây hái ra tiền, với năng suất cao, giá cả đắt đỏ. Những chuyến xe nườm nượp chuyên chở cam Vinh đi khắp mọi miền đất nước, bà con ai cũng phấn khởi. Cũng vì thế, mà nhà nhà thi nhau trồng cam. Chỉ riêng xã Minh Hợp, năm 2018, diện tích cây cam đã là 1.700 ha, gấp hơn 2 lần diện tích trồng cam của 5 năm trước. Riêng Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành, diện tích cam tăng từ hơn 500 ha lên gần 1.100 ha với hơn 800 hộ dân tham gia trồng.

Bà Nguyễn Thị Dung ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp nói về thời cây cam lên ngôi: Với 1,5 ha cam này, khoảng 5 năm trước sẽ cho tui thu nhập hơn 700 triệu đồng/năm. Giá cam hồi đó thậm chí có lúc lên đến 70.000 đồng/kg mà vẫn cứ đắt khách. “Nay thì tận đáy rồi, chú ơi, cam rẻ như cho, chỉ có 2.500 đồng/kg mà vẫn cứ khó bán”, bà Dung thở dài.

Cũng theo bà Dung, năm 2011, nhà bà trồng 2 ha cam Vân Du. Năm 2014 thì cam cho quả, gặp lúc được mùa, giá cao, bán cam mà cảm giác lâng lâng như bán vàng. “Không riêng gì nhà tôi, mà hồi đó ai cũng phấn khởi, mỗi ha cam ít ra cũng có từ 500 – 700 triệu đồng. Nhà cửa, tiện nghi, mua sắm ô tô… từ cam cả đấy”, bà Dung nhớ lại thời vàng son của cây cam Vinh.

Nói về thời hoàng kim, cũng như việc ồ ạt trồng cam, ông Lê Viết Minh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành cho hay: Hễ trống tí đất nào là người ta trồng cam, thậm chí đất nghĩa địa cũng được tận dụng trồng cam. Bạt ngàn cam. Tuy nhiên, cái giá của việc trồng cam ồ ạt cũng không hề rẻ”.

Bà Trần Thị Huyền ở xã Minh Hợp: “Năm nay bán 5 tấn cam chỉ thu được 12 triệu đồng, lỗ to”
Bà Trần Thị Huyền ở xã Minh Hợp: “Năm nay bán 5 tấn cam chỉ thu được 12 triệu đồng, lỗ to”

Nguy cơ xóa sổ 

Thu lãi lớn với 2 ha cam Vân Du, năm 2014, gia đình bà Nguyễn Thị Dung tiếp tục đầu tư trồng mới thêm 1,5 ha nữa. Thế nhưng, không như mong đợi, ngày thu hoạch - năm 2017, vườn cam của bà tuy trĩu quả, nhưng giá cả thì "lao dốc không phanh". Rồi những năm tiếp theo, không chỉ giá thấp, mà vườn cam bắt đầu nhiễm bệnh, rụng quả, sản lượng thấp. 

“Cứ sắp đến kỳ thu hoạch là cam rụng đầy gốc, đúng là trời cho thấy mà không cho ăn. Hốt từng đống cam đi đổ mà đứt ruột, chú ạ. Đấy, năm 2020, giá cam chỉ có 3.000 đồng/kg, cố kéo đến cận Tết Nguyên đán để vớt vát, nhưng cũng chẳng ăn thua. Thế là lỗ to”, bà Dung buồn bã nói về những mùa cam buồn.

Năm ngoái còn được giá 3.000 đồng/kg, năm nay lại còn bi đát hơn. Giá cam tại thời điểm hiện tại chỉ có 2.500 đồng/kg, nhưng tiền công thuê người hái đã chiếm tới 500 đồng/kg. Bà Dung nẫu ruột: “Nhà tôi đành phải chặt bỏ 2 ha cam trồng từ năm 2011 để chuyển sang trồng mía, chứ không trông chờ gì từ cây cam đươc nữa”.

Cũng ở xóm Thọ Thành, bà Trần Thị Huyền cho biết, từ năm 2013, bà nhận khoán 2 ha đất của Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành và trồng cam hết thảy. Năm 2017, thì vườn cam cho quả. Những háo hức, chờ đợi mùa vàng của cả gia đình đều tan biến, khi mà giá cam rớt thê thảm. Rồi tiếp đến là cam bị sâu bệnh, rụng quả… số phận vườn cam của gia đình bà Huyền cũng chung cảnh… chặt bỏ.

 Bà Huyền với giọng nói chậm buồn: “Năm nay, tôi bán 5 tấn quả thu được có 12 triệu đồng, lỗ to. Chúng tôi phải sang nhượng 1,5 ha cam cho người ta để họ đầu tư giống cây khác. Còn gần 1 ha cam nữa thì gia đình sẽ chặt bỏ chuyển sang trồng ngô”.

Ở Xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp), anh Lê Văn Thịnh là người đầu tư tương đối nhiều tiền và làm rất bài bản để phát triển vườn cam. Thế nhưng cứ đến tháng 9, tháng 10, khi mùa mưa đến là cam rụng đầy gốc, số quả đậu chỉ đạt khoảng 20%. Năm 2020, nhà anh Thịnh phải chịu lỗ 20 triệu đồng. “Tưởng năm nay giá lên may ra léo lại phần nào, ai ngờ cam rụng nhiều hơn và giá cũng xuống thấp hơn. Thế nên sau vụ này tôi đành phải chặt cam để tính trồng cây khác”, anh Thịnh vừa nói vừa lắc đầu ngao ngán.

Trao đổi với ông Lê Viết Minh,Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành, chúng tôi được biết, nguyên nhân khiến giá cam rớt thêm thảm trong 4 năm qua, là do cung vượt quá cầu. Ngoài ra, bệnh nấm phytophthora và bệnh vàng lá gân xanh (greening) tấn công cây cam làm cho chất lượng quả cam giảm mạnh. Trong lúc đó, để đầu tư mỗi ha cam đúng chuẩn, mỗi năm phải tốn từ 120 - 130 triệu đồng. Do đó, để hòa vốn, giá cam phải bán được 10.000 đồng/kg, còn như năm nay giá cả chỉ có 2.500 đồng/kg thì người trồng cam chắc chắn lỗ nặng. Vì thế mà từ hơn 1.700 ha cam năm 2018, hiện xã Minh Hợp chỉ còn khoảng hơn 600 ha và dự kiến diện tích này sẽ còn giảm mạnh trong thời gian tới. Nguy cơ thương hiệu cam Vinh tại đây sẽ bị xóa sổ là điều khó tránh khỏi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại gần 380 ha cây trồng

Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại gần 380 ha cây trồng

Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng - chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai cho biết: Tính đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với gần 380 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại gần 380 ha cây trồng

Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại gần 380 ha cây trồng

Tin tức - Ngọc Thu - 4 phút trước
Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng - chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai cho biết: Tính đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với gần 380 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.
Trao tặng hơn 300 triệu đồng cho phụ nữ và học sinh vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế

Trao tặng hơn 300 triệu đồng cho phụ nữ và học sinh vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 phút trước
Ngày 25/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã Hồng Thượng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Tin tức - Thúy Hồng - 12 phút trước
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2024.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 13 phút trước
Tối 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh Kon Tum và công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn chế biến từ sâm dây.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Tổ chức cuộc thi Hành trình đi tìm truyền thuyết quốc bảo Sâm Ngọc Linh

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Tổ chức cuộc thi Hành trình đi tìm truyền thuyết quốc bảo Sâm Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15 phút trước
Chiều 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Cuộc thi hành trình đi tìm truyền thuyết quốc bảo Sâm Ngọc Linh.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Chiều 25/4, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân trong vụ tai nạn chìm thuyền trên sông Chanh, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền tại Quảng Ninh

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh: Tổ chức Triển lãm chuyên đề Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y

Quảng Ninh: Tổ chức Triển lãm chuyên đề Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y

Sắc màu 54 - T.Hợp - 7 giờ trước
Chào mừng kỷ niệm 69 năm tiếp quản Khu mỏ, 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và chào mừng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh năm 2024, từ ngày 25/4 đến 25/5, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Triển lãm chuyên đề "Độc đáo lễ cấp sắc người Dao Thanh Y" tỉnh Quảng Ninh.
Kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Tin tức - PV - 8 giờ trước
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành Trung ương trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024).
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 14 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…