Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Buôn Đôn (Đắk Lắk): Đời sống đồng bào được nâng lên nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Lê Hường - CĐ - 21:19, 27/11/2021

Huyện biên giới Buôn Đôn có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 47%. Đất đai cằn cỗi, nguồn nước khan hiếm, diễn biến thời tiết phức tạp nên đời sống đồng bào luôn đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, từ việc triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nên đời sống đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr thăm mô hình kinh tế hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Được hỗ trợ vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, nhiều hộ đã phát triển kinh tế hiệu quả, tăng đàn gia súc. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr thăm mô hình nuôi bò trên địa).

Ea Wen được đánh giá là địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 135 của huyện Buôn Đôn. Toàn xã có gần 80% người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa và hoa màu. Trong khi đó, đường xá đi lại vô cùng khó khăn nên ảnh hưởng đến việc sản xuất, lưu thông nông sản của người dân. 

Tuy nhiên, từ khi xã lồng ghép các nguồn vốn với nguồn vốn Chương trình 135 phân bổ, ưu tiên đầu tư cải tạo hạ tầng giao thông nội đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất... đã giúp việc đi lại sản xuất, giao thương của người dân thuận lợi, tăng thu nhập. Điển hình như, giai đoạn 2016-2019, nguồn vốn Chương trình 135 phân bổ cho xã Ea Wer 6,4 tỷ đồng. Xã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng 11 công trình cơ sở hạ tầng gồm: 6 công trình đường giao thông, 4 nhà hội trường thôn, buôn và nhà vệ sinh trường học; hỗ trợ phương tiện sản xuất cho 109 hộ nghèo, cận nghèo. Năm 2020, xã tiếp tục được Chương trình 135 phân bổ hơn 1 tỷ đồng, xã đầu tư xây dựng 1,7km đường giao thông liên thôn.

Bà Ngô Thị Lan Anh, Chủ tịch UBND xã Ea Wer cho biết: Phương châm của xã khi triển khai các công trình thuộc Chương trình, Dự án của Nhà nước là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các thôn, buôn đều có tổ giám sát. Vì vậy,  các công trình sau khi được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương. Đặc biệt, huyện Buôn Đôn còn tích cực hỗ trợ đồng bào DTTS đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, nhờ đó  nhiều hộ đã thoát nghèo. Như hộ gia đình anh Y Đội Niê ở buôn Rếch A, xã Ea Huar đã thoát nghèo.

 Năm 2014, gia đình anh được hỗ trợ 1 con bò sinh sản theo Chương trình 135, ngoài ra, anh được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do địa phương tổ chức. Sau đó, anh vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Buôn Đôn 7 triệu đồng để đầu tư, chăm sóc 5 sào cà phê. Con bò gia đình anh được hỗ trợ ban đầu, đến nay đã tăng đàn lên 4 con, vườn cà phê cho thu nhập ổn định nên anh nhanh chóng trả hết nợ ngân hàng. Hiện nay, thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí được khoảng 50 triệu đồng/năm.

Hay như gia đình ông Lục Văn Tuyên, 53 tuổi, dân tộc Tày, ở thôn 8, xã Ea Wer từng là một hộ nghèo nhiều năm. Kinh tế gia đình dựa vào 1ha đất trồng hoa màu ngắn ngày, năm được năm mất, thu nhập bếp bênh không đủ nuôi con ăn học. 

Năm 2013, ông được hỗ trợ vay 7 triệu đồng từ NHCSXH để trồng ca cao thấy hiệu quả nên sau đó, ông tiếp tục vay thêm ngân hàng để đầu tư trồng xen canh cam, quýt đường và mua gà, bồ câu Pháp thả dưới tán cây. 

Nhờ chăm chỉ học hỏi làm ăn, gia đình ông đã có nguồn thu khá từ mô hình nuôi, trồng kết hợp. Đặc biệt, vài năm trở lại đây,  thu nhập của gia đình ông  đã tăng lên khoảng 200 triệu đồng/năm.

Con đường được đầu tư từ Chương trình 135 tại xã Ea Wer.
Đường vào xã Ea Wer được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135, tạo điều kiện cho Nhân dân đi lại và giao thương nông sản thuận tiện

Theo ông Buôn Minh Ksơr, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Buôn Đôn, trước khi triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, Phòng đều gửi thông báo, hướng dẫn đến UBND các xã để thông tin rộng rãi và minh bạch về đối tượng thụ hưởng, kế hoạch vốn, quyết toán kinh phí từng năm để người dân biết.

Việc đề xuất đối tượng, địa bàn thụ hưởng và các phần việc triển khai, đều được các xã họp bàn, Nhân dân đồng tình, thống nhất cao, sau đó UBND xã tổng hợp, thông qua thường trực HĐND cùng cấp và trình UBND cấp huyện phê duyệt bố trí vốn. Phòng Dân tộc còn phối hợp với phòng, ban liên quan của huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất để chấn chỉnh kịp thời những việc làm chưa đúng và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương. 

Đến nay, hầu hết các xã trong huyện đều đã có đường rải nhựa vào tới trung tâm và hệ thống điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt của người dân; 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa và trạm y tế đạt chuẩn.

Ông Y Si Thắt Ksơi, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết: Do điều kiện tự nhiên, điều kiện sống của đồng bào trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn hạn chế, do vậy, huyện luôn chú trọng triển khai nghiêm túc, kịp thời đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng các chương trình, dự án chính sách dân tộc đến với vùng đồng bào. Trong đó, chú trọng việc hỗ trợ hộ khó khăn phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi các mô hình phù hợp, hiệu quả.

 Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân, nhất là đối với đồng bào DTTS. Nhờ vậy, nhiều hộ đồng bào DTTS đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng đa canh, đa con, áp dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung đầu tư cho vùng đồng bào DTTS; triển khai nhân rộng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo nghề; cải thiện giao thông nông thôn, nước sinh hoạt, kỹ thuật canh tác, hỗ trợ tư liệu sản xuất, vốn đầu tư phục vụ phát triển sản xuất của đồng bào các DTTS”, ông Y Si Thắt Ksơr chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 5 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 5 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
ASIAD 19: Đội tuyển cầu mây đem về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam

ASIAD 19: Đội tuyển cầu mây đem về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam vừa giành chiến thắng trước Đội tuyển Indonesia trong trận chung kết nội dung 4 nữ, mang về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Bừng sáng Phan Lâm

Bừng sáng Phan Lâm

Kinh tế - T.Nhân - 6 giờ trước
Phan Lâm là xã vùng cao của huyện Bắc Bình (Bình Thuận), đa số người dân là đồng bào DTTS. Nơi đây từng được xem là một trong những địa phương có mật độ dân cư thưa nhất nước, đời sống người dân gắn liền với nương, rẫy và còn ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán lạc hậu nên gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền xã Phan Lâm cũng xác định được đặc thù của địa phương, lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho hiệu quả kinh tế cao để người dân áp dụng, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, diện mạo của xã Phan Lâm đã đổi thay nhanh chóng.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 7 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 9 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 9 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.