“Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên doanh, liên kết trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả kinh tế, được người dân đồng tình hưởng ứng, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân”, bà Lương Mai Tú, Chủ tịch UBND huyện Văn Quan (Lạng Sơn) chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về kết quả từ chủ trương, định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, Phú Yên có 45 xã, thị trấn thuộc vùng miền núi, trong đó huyện Sông Hinh có 11 xã, Sơn Hòa có 14 xã, Đồng Xuân có 11 xã, Tây Hòa có 4 xã, Tuy An có 3 xã, Phú Hòa và thị xã Sông Cầu đều có 1 xã miền núi.
25 năm là chặng đường đủ để có cái nhìn khách quan về quá trình phát triển của công tác dân tộc ở Bình Phước. Sau 25 năm tái lập, công tác dân tộc ở Bình Phước đã trải qua nhiều thuận lợi, thời cơ và cũng đi liền với thách thức. Thế nhưng vượt lên tất cả là sự đổi thay từng ngày về diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sự phát triển trong đời sống, sự gắn kết, tin tưởng của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ở huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An, cây quế là cây sinh kế chính của hàng trăm gia đình; từ trồng quế mà các hộ dân mưu sinh, nuôi các con ăn học và làm giàu.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông liên tục xuất hiện các ổ dịch mới trong vùng DTTS. Địa phương đã nhanh chóng thực hiện công tác truy vết, kiểm soát nguồn lây và thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội.
Hơn 1 năm trở lại xã vùng biên Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) sau trận lũ lịch sử cuối tháng 10/2020 đổ về, hai bên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, giờ đây hoa lau đã nở trắng phau, che lấp dấu vết của lở đất, lũ vây. Trên những cánh đồng, ngô lúa trải dài xanh mướt; trong ngôi trường của xã, tiếng các em học sinh Bru Vân Kiều học bài ngân nga, lúc trầm, lúc bổng khiến cho khung cảnh núi rừng nơi đây thêm sống động.
Dù đã được đầu tư xây dựng khang trang, với hệ thống máy móc, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ và hiện đại, nhưng những năm gần đây, nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên miền núi, vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa không thu hút được học viên, bỏ phí nguồn lực đầu tư...
Lễ Giáng sinh năm nay diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, do đó tại các xứ đạo chỉ tổ chức lễ đơn giản, gói gọn hơn so với những năm trước. Cùng với sự tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các vị linh mục, mục sư, chức sắc cũng thường xuyên nhắc nhở bà con giáo dân nên trang trí đơn giản tại gia đình, làm sạch đường làng ngõ xóm, khi đến nhà thờ dự lễ phải bảo đảm thông điệp 5K để giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh...
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết phản ánh: “Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Đồi cò nguy cơ biến mất trước nạn khai thác đất trộm”, lãnh đạo huyện Ngọc Lặc đã nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin và chỉ đạo chính quyền xã xử lý sự việc theo quy định của pháp luật.
Những ngày qua, tuyến bờ biển thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) bị sóng biển gây sạt lở nặng nề. Đáng lo, tình trạng sạt lở ăn sâu vào nền đường tuyến đường ven biển, hàng chục nhà dân đứng trước nguy cơ “xóa sổ”...
Kim Bôi (Hòa Bình) là điểm nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Tây Bắc. Cùng với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều cảnh quan đẹp, khu di tích cổ Đồng Thếch, bản sắc văn hóa dân tộc Mường... là tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để Kim Bôi phát triển kinh tế- xã hội, nhất là kinh tế du lịch.
Xã Minh Hòa, huyện Châu Thành (Kiên Giang) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. Phần lớn thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ ở xã thường đi làm ăn xa. Tuy nhiên, hằng năm vào thời điểm tòng quân, các thanh niên đều có mặt ở địa phương đúng quy định để lên đường nhập ngũ. Đặc biệt, có rất nhiều thanh niên đã viết đơn tự nguyện xin nhập ngũ.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo của nhiều thôn, bản ở miền núi. Để có được sự đồng thuận, chung tay của người dân, có vai trò quan trọng của công tác dân vận.
Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Hướng Hóa lồng ghép triển khai nhiều hoạt động bổ ích về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động này của Nhà trường đã tăng cường giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng, cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình.
Trong vòng 1 tuần qua, Cà Mau đã ghi nhận trên 6.400 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có khoảng 70% là các ca ghi nhận trong cộng đồng. Đây là con số đáng báo động về tình hình dịch bệnh ở tỉnh này. Đặc biệt, trong ngày 16/12, Cà Mau ghi nhận 1.339 ca, là số ca cao nhất từ đầu đợt dịch. Tính từ ngày 14/12 đến nay, số ca nhiễm của Cà Mau luôn vượt 1.000 ca mỗi ngày. Đến nay, Cà Mau đã vượt 21.000 ca, với số ca nhiễm tăng cao, hệ thống y tế Cà Mau đang bị quá tải.
Huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) là địa phương có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Raglay sinh sống. Với sự quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông, huy động nhiều nguồn lực để phát triển, hiện nay Bác Ái đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao, kết quả xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đã lâu lắm rồi tôi mới về thăm lại Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum). Dạo quanh các thôn, làng của xã, ghé thăm các khu sản xuất và gặp gỡ, trò chuyện với người dân, tôi cảm nhận được sự thay đổi khá rõ nét trong nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc Gié Triêng nơi đây.
Trường THCS- THPT Cao Sơn xã Lũng Cao được đánh giá là ngôi trường đặc thù, khó khăn nhất của huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Vì vậy nên suốt 13 năm qua, ngôi trường này chỉ có những thầy giáo đến nhận công tác bám lớp, bám bản, "gieo chữ" cho học trò.
Hàng nghìn người dân Đắk Lắk về quê tránh dịch, đang có nhu cầu trở lại các tỉnh phía Nam làm việc. Để hỗ trợ người dân thuận lợi tìm việc làm, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương gấp rút xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã thành lập đoàn công tác trực tiếp đến TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương khảo sát, trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ người lao động.
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lao động tự do là những người bị tác động nhanh nhất, sớm nhất đến đời sống. Khi dịch kéo dài và diễn biến còn phức tạp, những lao động tự do ở TP. Vinh (Nghệ An) đã nhanh chóng thích ứng, linh hoạt hơn; thậm chí chuyển “nghề” để phù hợp với điều kiện có dịch, sớm ổn định cuộc sống.